Tổ chức kế toán tài sản cố định tại Nhà máy Cơ khí 19-5 1 Đặc điểm tài sản cố định của Nhà máy

Một phần của tài liệu Bao cao to chuc cong tac ke toan tai nha may cơ khi 19 5 (Trang 38 - 39)

2.3.1. Đặc điểm tài sản cố định của Nhà máy

Do đặc thù của Nhà máy Cơ khí 19-5 là sửa chữa đại tu chế tạo, thiết bị nên TSCĐ của Nhà máy là những tài sản có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.

- Tài sản cố định hữu hình: gồm 4 loại

+Nhà cửa, đất đai, vật kiến trúc (Nhà đại tu ôtô 3120 m2,nhà đúc phân xưởng điện 490 m2,nhà đúc thép 0,5T/M 480 m2, nhà làm việc cơ quan 558 m2…).

+ Máy móc thiết bị (máy cuốn tôn 3 trục TQ, máy hàn cắt tự động Nhật, cầu trục lăn 2T, pa lăng điện 1T ngang, cầu trục lăn 2T, cầu trục lăn 1T ).

+Phương tiện vận tải truyền dẫn (đường điện hạ thế 0,4 KV, xe ô tô TOYOTA 20K 1194, hệ thống đèn đường ).

+ Thiết bị quản lý (máy tính văn phòng,máy tính kỹ thuật , máy tính kế toán)

- Tài sản cố định vô hình: phần mềm kế toán

Để theo dõi và quản lý TSCĐ của Nhà máy thì Nhà máy tiến hành theo dõi sự tăng giảm TSCĐ của Nhà máy tại nơi sử dụng, bảo quản và tại phòng kế toán của Nhà máy.

Tại nơi sử dụng và bảo quản: để theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ nhằm quản lý TSCĐ và làm căn cứ để đối chiếu và kiểm kê tài sản. Kế toán mở sổ để theo dõi TSCĐ.

Tại phòng kế toán của nhà máy: kế toán cũng mở sổ thường xuyên theo dõi sự biến động về TSCĐ của Nhà máy. Hàng tháng tiến hành trích và phân bổ khấu hao theo quy định.

Tài sản cố định trong Nhà máy được phân loại theo hình thái biểu hiện gồm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.

- TSCĐ hữu hình của Nhà máy được chia thành một số loại như sau: + Nhà cửa, vật kiến trúc

+ Máy móc, thiết bị

+ Phương tiện vận tải truyền dẫn + Thiết bị, dụng cụ quản lý + TSCĐ hữu hình khác

- TSCĐ vô hình của Nhà máy được chia thành một số loại sau: + Quyền sử dụng đất

+ Phần mềm máy vi tính

+ TSCĐ vô hình khác như chi phí thành lập doanh nghiệp, lợi thế thương mại, thương hiệu…

* Phương pháp theo dõi, quản lý TSCĐ

- Về máy móc thiết bị do phòng lỹ thuật và phân xưởng quản lý.

- Về nhà cửa thuộc các đơn vị sử dụng, phòng kế toán vật tư và phòng kỹ thuật cùng quản lý và theo dõi.

Hàng tháng kế toán TSCĐ ghi chép việc tính và trích khấu hao, kiểm kê định kỳ toàn bộ vật tư tài sản trong Nhà máy. Qua đó để đánh giá theo dõi hiện trạng của từng loại tài sản, đồng thời phản ánh được ba chỉ tiêu: nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại.

Một phần của tài liệu Bao cao to chuc cong tac ke toan tai nha may cơ khi 19 5 (Trang 38 - 39)