b, Cách tính lương như sau:
2.5. Tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩ mở Nhà máy Cơ khí 19-
Nhà máy Cơ khí 19-5
Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sản xuất. Nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất. Nói cách khác, quá trình sản xuất hàng hóa là quá trình kết hợp của ba yếu tố tự nhiên: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Đồng thời quá trình sản xuất hàng hóa cũng chính là quá trình tiêu hao của chính bản thân các yếu tố trên. Như vậy, để tiến hành sản xuất hàng hóa, người sản xuất phải bỏ chi phí về thù lao lao động, về tư liệu lao động và đối tượng lao động. Vì thế sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sản xuất.
*) Nguyên tắc kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Để bảo đảm kế toán đầy đủ, chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản trị, kế toán cần quán triệt những nguyên tắc sau:
▪ Phải nắm vững nội dung, bản chất của chi phí.
Chi phí sản xuất- kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất- kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Nói cách khác, chi phí sản xuất- kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thị sản phẩm. Thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn- chuyển dịch giá trị các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ).
▪Phải phân loại chi phí sản xuất và phân loại giá thành sản phẩm hợp lý theo yêu cầu của công tác quản lý và hạch toán chi phí
Do chi phí sản xuất kinh doanh có rất nhiều loại nên cần thiết phân loại chi phí nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán chi phí. Phân loại chi phí, sắp xếp các loại chi phí khác nhau vào từng nhóm theo những đặc trưng nhất định. Trên thực tế, có rất nhiều cách phân loại khác nhau, tuy nhiên lựa chọn tiêu thức phân loại nào là phải dựa vào yêu cầu công tác quản lý và hạch toán
Tương tự, để đáp ứng các yêu cầu quản lý, hạch toán về kế hoạch giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hóa, giá thành phải được xem xét và phân loại dưới nhiều góc độ, nhiều tiêu thức khác nhau. Mỗi một cách xem xét và phân loại có một tác dụng khác nhau đối với công tác quản lý và hạch toán. Giá thành có thể được phân theo phạm vi, theo nguồn số liệu và thời điểm tính giá.
Phải phân định chi phí với giá thành sản phẩm và nắm rõ mối quan hệ giữa chúng.
Khi giá trị sản phẩm dở dang (chi phí sản xuất dở dang) đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
▪ Xác định đối tượng, phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợp.
▪ Xác định trình tự kế toán và tổng hợp chi phí sản xuất thích ứng.
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ( Đã trừ các khoản thu hồi ghi giảm chi phí) Chi phí sản xuất dử dang cuối kỳ = + -