Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp

Một phần của tài liệu Bao cao to chuc cong tac ke toan tai nha may cơ khi 19 5 (Trang 73 - 75)

b, Cách tính lương như sau:

2.5.3.2.Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp

Tại Nhà máy chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp trực tiếp cho từng sản phẩm. Kế toán sử dụng tài khoản 622- Chi phí nhân công trực tiếp để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp cho các sản phẩm hoàn thành.

Chi phí tiền lương được trích tính vào giá thành sản phẩm theo từng sản phẩm cụ thể. Định mức tiền lương trả cho mỗi sản phẩm được xác định là trích theo tỷ lệ % đơn giá bán kế hoạch của mỗi một sản phẩm.

Để có được tỉ lệ tiền lương trích vào các sản phẩm theo tỉ lệ theo đơn giá bán kế hoạch là do chế độ quy định của Nhà máy và của Tổng Công ty cấp trên. Khoản trích đó đã bao gồm cả lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, tiền lương nhân viên quản lý và các khoản trích theo lương. Trong đó

khoản trích theo lương tính vào giá thành sản phẩm là 21% trên cơ sở tiền lương cơ bản và 2% trên lương thực tế.

Vì đối tượng tập hợp chi phí tại Nhà máy là các đơn đặt hàng sản xuất sản phẩm, do đó tiền lương công nhân trực tiếp căn cứ vào số sản phẩm hoàn thành trong tháng để tính lương. Cuối tháng kế toán căn cứ lên bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm, để từ đó lên sổ cái làm căn cứ tập hợp chi phí và tính giá thành

2.5.3.3. Tập hợp chi phí sản xuất chung.

Tại Nhà máy Cơ khí 19-5 chi phí sản xuất chung được tập hợp gián tiếp cho các sản phẩm. Tập hợp chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 627- Chi phí sản xuất chung. Tại Nhà máy có mở thêm các tài khoản chi tiết như sau:

- Tài khoản 6271: chi phí nhân viên quản lý phân xưởng. - Tài khoản 6272: chi phí nguyên liệu phục vụ sản xuất. - Tài khoản 6273: chi phí công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất. - Tài khoản 6274: chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ sản xuất. - Tài khoản 6275: chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất.

* Chi phí nhân viên phân xưởng: tại Nhà máy do đặc điểm sản xuất mà chi phí nhân viên phân xưởng được trích tính cùng với nhân viên quản lý doanh nghiệp, dựa trên cơ sở tiền lương định mức tính cho mỗi sản phẩm.

* Chi phí nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ: trong tháng căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu, công cụ, dụng cụ trong tháng phục vụ phân xưởng.

* Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ sản xuất:

Mọi tài sản sử dụng trong quá trình sử dụng trong quá trình sản xuất đều bị hao mòn do đó việc tính hao mòn là việc tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp.

Tại Nhà máy Cơ khí 19-5 việc tính khấu hao TSCĐ xác định theo phương pháp khấu hao đường thẳng.

Biểu số 19:

TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN- VINACOMIN

NHÀ MÁY CƠ KHÍ 19-5

Một phần của tài liệu Bao cao to chuc cong tac ke toan tai nha may cơ khi 19 5 (Trang 73 - 75)