Báo chí Đà Nẵng chưa xứng tầm

Một phần của tài liệu BÁO CHÍ đà NẴNG THỜI kỳ đổi mới 1986 – 2006 (Trang 108 - 111)

- Cây xanh trên đường STĐN bị chết hàng loạt

21 tỉ đồng chính thức đưa vào sử dụng.

3.4.3. Báo chí Đà Nẵng chưa xứng tầm

Lấy mốc 1987, tờ QN-ĐN Chủ Nhật có số lượng phát hành lên tới 5 ngàn tờ/kỳ, Tạp chí Đất Quảng đạt 3 ngàn tờ/kỳ, thì báo tuần Báo Thanh Niên mới xuất bản những số đầu tiên với số lượng khiêm tốn. Nhưng sau 20 năm đổi mới, Thanh Niên trở thành một nhật báo lớn của cả nước với số lượng phát hành lên tới trên 40 vạn tờ/kỳ, trong khi Báo Đà Nẵng vẫn ì ạch ở con số khiêm nhường khoảng 3,5 ngàn tờ/kỳ và phát hành trong phạm vi cơ quan Đảng, chính quyền. So sánh với chính mình, những năm giữa cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, Đài Phát thanh QN-ĐN là một tờ báo nói có uy tín trong cả nước, nhưng hơn 20 năm sau, vị trí ấy đã bị cạnh tranh và vượt qua bởi ngay những cơ quan báo chí cùng cấp. Các tạp chí Du Lịch, Khoa Học & Phát Triển và Non Nước, từng là những tờ có uy tín trong khu vực và cả nước, nhưng mấy năm gần đây, đã chũng lại và giảm sút một cách đáng kể, cả về nội dung và hình thức. Các tạp chí hoạt động trong tình trạng xuất bản không đều kỳ, số lượng ít và chủ yếu để… biếu. Ngoài ra, hai tờ: Tuổi Trẻ Đà Nẵng thuộc Thành Đoàn Đà Nẵng và Người Làm Báo Đà Nẵng thuộc Hội Nhà báo thành phố dù được Bộ Văn hoá - Thông tin cấp phép, nhưng cũng dừng lại ở cấp độ đặc san, riêng hai phụ trương của Tạp chí Du Lịch là Tourism Review (tiếng Anh) và Le Tourisme à Danang (tiếng Pháp) chưa ra được số nào từ khi được cấp phép đến nay.

Với thực trạng này cho thấy, báo chí Đà Nẵng không phải là sự chững lại mà là tụt dốc trầm trọng. Chúng “phát triển” theo xu hướng nghịch với sự phát triển của thành phố trong thời kỳ đổi mới. Do đó, báo chí Đà Nẵng chưa xứng tầm với TP Đà Nẵng. Việc chưa xứng tầm của báo chí Đà Nẵng biểu hiện trên nhiều phương diện, đó là: cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, phóng viên biên tập viên…

Về cơ sở vật chất, đến nay, Đài Phát thanh - Truyền hình thành phố vẫn làm việc ở một trụ sở xây dựng trước giải phóng, chắp vá, để làm trung tâm sản xuất

chương trình với hệ thống phương tiện, thiết bị thiếu, yếu và không đồng bộ. Các báo Công an thành phố Đà Nẵng, Báo Đà Nẵng đều chưa có sự đầu tư thoả đáng về cơ sở vật chất, trang thiết bị.

Về tài chính, Báo Đà Nẵng và Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng hoạt động theo chế độ kinh phí được cấp của thanh phố, với đặc điểm là tập trung và kế hoạch, nên xuất hiện sự mất cân đối giữa một bên là các chương trình tự sản xuất với số lượng ít, chất lượng không cao, với một bên là các chương trình giải trí, thương mại được khai thác và phát trên sóng truyền hình địa phương gia tăng. Trong khi đó, hầu hết những chương trình này do các công ty truyền thông tại TP Hồ Chí Minh sản xuất, cùng một lúc có thể bán cho rất nhiều đài để phát sóng. Hơn nữa, mặc dù cơ chế mới cho phép mức độ tự chủ về tài chính cởi mở hơn, nhưng các báo, đài địa phương vẫn chưa đủ khả năng để vận dụng. Kinh phí đầu tư cho sản xuất, vì vậy, không khuyến khích được người lao động.

Thành phố Đà Nẵng có kết cấu hạ tầng viễn thông khá hoàn chỉnh và là một “cửa ngõ” thông tin quốc gia, nhưng trình độ ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình làm báo còn thấp. Đặc biệt, chưa có cơ quan báo chí địa phương nào ra mắt được trang báo điện tử.

Đối với các VPĐD, do địa bàn rộng, lại phải chú đến hiệu quả phát hành, nên các báo, đài Trung ương thường quan tâm đến các sự kiện ở phạm vi quốc gia, khu vực hay những vấn đề có tính đại diện, đột phá, “nóng”. Do đó, mặc dù số lượng VPĐD trên địa bàn là rất lớn, nhưng tin tức, bàì viết về địa phương là không nhiều. Thiếu những bài viết về phát hiện, cổ vũ, biểu dương những tấm gương người tốt, việc tốt, những nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là chưa kể hiện tượng “trùng lắp trong việc đưa tin, thậm chí trái ngược nhau về nội dung thông tin. Một số nội dung thông tin thiếu chọn lọc, chưa chính xác” [154:5].

Hạn chế rất quan trọng của báo chí Đà Nẵng là đội ngũ phóng viên. Trong những năm qua, đội ngũ phóng viên “Mặc dù có tăng về số lượng nhưng chưa được bồi dưỡng thường xuyên nên còn bất cập trong tác nghiệp”. Do đó, số đông phóng viên ít quan tâm đến những nhân tố mới, điển hình mới, thường “săn” những thông tin nóng, những hiện tượng, hành vi tiêu cực, đôi khi thông tin vội vã, thổi phồng và thiếu cân nhắc. Thậm chí “Một số nhà báo có khuynh hướng phản ánh thông tin theo chiều hướng mặt trái, đưa thông tin thiếu định hướng dư luận”[14:5], hoặc thông tin sai sự thật, vi phạm Luật báo chí, vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Đó là chưa kể một bộ phận phóng viên rất yếu kém về năng lực. Họ chủ yếu là “xào nấu” tin bài của đồng nghiệp; lợi dụng danh nghĩa nhà báo để đòi quảng cáo, kể cả vòi vĩnh, hăm doạ để trục lợi, nhất là đối với những trường hợp địa phưong, đơn vị có tiêu cực, có vấn đề về nội bộ. Thậm chí, “Trong các cuộc họp báo thường kỳ giữa chính quyền Đà Nẵng và báo chí đã bị một số người lợi dụng danh nghĩa “dư luận” để yêu cầu chính quyền giải quyết nhu cầu riêng”[95:3].

Tóm lại, do thiếu chiến lược đầu tư phát triển nên báo chí Đà Nẵng chưa xứng tầm với sự phát triển của thành phố trong thời kỳ đổi mới. Báo chí địa phương chưa vươn ra được khu vực, thậm chí còn có mặt thụt lùi nghiêm trọng. Báo chí Trung ương trên địa bàn phát triển không đồng đều, thiếu bền vững. Đội ngũ làm báo đông nhưng chưa mạnh.

Một phần của tài liệu BÁO CHÍ đà NẴNG THỜI kỳ đổi mới 1986 – 2006 (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w