- Các cơ quan báo chí địa phương
2 Nghị quyết số 33/NQ-TW ngày 16/10/003 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong
2.3. Đội ngũ và công nghệ làm báo 1 Đội ngũ và Hội Nhà báo
2.3.1. Đội ngũ và Hội Nhà báo 2.3.1.1. Đội ngũ
Thời kỳ đổi mới, cùng với sự phát triển của các cơ quan báo chí, đội ngũ những người làm báo ở TP Đà Nẵng cũng ngày một đông đảo, từ gần 100 người (1986) tăng lên khoảng 700 (2006), chưa kể đội ngũ nhân viên kỹ thuật, hành chính, quảng cáo, phát hành…
Đội ngũ làm báo có sự kế thừa và phát triển qua các thế hệ trong và sau chiến tranh cũng như trong thời kỳ đổi mới. Thế hệ trưởng thành trong kháng chiến hầu hết là cán bộ làm công tác tuyên huấn. Phần lớn họ nay đã nghỉ hưu, những anh chị còn lại đều nắm giữ các chức danh chủ chốt ở các cơ quan báo chí. Thế hệ thứ hai là các nhà báo được rèn luyện và trưởng thành trong giai đoạn chuyển giao từ thời kỳ bao cấp sang đổi mới, hầu hết được đào tạo chính quy. Đây là đội ngũ các nhà báo vững về bản lĩnh chính trị, nghiệp vụ và kinh nghiệm làm báo và là lực lượng nòng cốt ở tất cả các cơ quan báo chí trên địa bàn. Thế hệ thứ ba là các nhà báo trẻ trưởng thành từ thời kỳ đổi mới. Khác với thế hệ đàn anh, đa số họ được đào tạo chuyên ngành báo chí, là lực lượng tiên phong của các cơ quan báo chí và làm nên sức sống của mỗi tờ báo.
Đội ngũ làm báo (phóng viên) đông đảo nhất nằm ở các cơ quan báo chí địa phương: Báo Đà Nẵng 30 phóng viên, Đài Phát thanh-Truyền hình Đà Nẵng 70 phóng viên, Báo Công An TP Đà Nẵng 30 phóng viên. Đối với các cơ quan báo chí Trung ương trên địa bàn, số lượng nhiều nhất là Trung tâm THVN tại Đà Nẵng 95 phóng viên, kế đến là Cơ quan thường trú Đài TNVN 11 phóng viên,
văn phòng các Báo Lao Động, Thanh Niên, Tiền Phong, Tuổi Trẻ… có từ 10 phóng viên trở xuống. Lại cũng có văn phòng đại diện không có phóng viên nào. Đáng nói là đa số các nhà báo làm việc tại các VPĐD đều từng công tác và trưởng thành tại các cơ quan báo chí địa phương, tiêu biểu như Vĩnh Quyền Báo Lao Động, Trương Điện Thắng Báo Thanh Niên đều từ Tạp chí Đất Quảng; hay các nhà báo: Kim Em Báo Tuổi Trẻ, Quốc Khanh báo Sài gòn Giải phóng cũng trưởng thành từ Báo Đà Nẵng; hoặc Trương Duy Nhất Báo Đại Đoàn Kết; Ngọc Tuấn, Khánh Hồng Báo Tiền Phong từ Báo Công An TP Đà Nẵng. Với nguồn gốc này, họ không những vững về chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm mà còn nắm chắc địa bàn và đặc điểm tâm lý dân cư khu vực. Về trình độ chuyên môn, trên 90% phóng viên được đào tạo qua các trường đại học. Về trình độ chính trị, trên 70% phóng viên các báo Đảng, Chính phủ và lực lượng vũ trang là đảng viên. Các cơ quan, văn phòng đại diện còn lại, số lượng đảng viên là rất mỏng.
Bên cạnh những người làm báo chuyên nghiệp, còn có đội ngũ cộng tác viên đông đảo ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Phần lớn họ là những nhà nghiên cứu, cán bộ giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng; những nhà văn, nhà thơ, nhiếp ảnh, hoạ sĩ; cán bộ hưu trí; viên chức nhà nước, sinh viên ngành khoa học xã hội nhân văn... Ở Báo Đà Nẵng, Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng, có khoảng 100 cộng tác viên thường xuyên. Ở loại hình báo hình, cộng tác viên thường được mời để viết kịch bản, lời bình cho phim hoặc là người dẫn chương trình, ca sĩ, họa sĩ thiết kế sân khấu. Trong khi đó, các VPĐD, ngoài đội ngũ cộng tác viên là người viết báo không chuyên, còn mời những người làm báo chuyên nghiệp ở các cơ quan báo chí địa phương làm cộng tác viên cho tờ báo của mình. Trung bình tại mỗi tỉnh, thành đều có một cộng tác viên là nhà báo chuyên nghiệp đang làm việc tại cơ quan báo chí địa phương. Đó là những nhà báo, vừa đảm bảo định mức tin bài của đơn vị, vừa cung cấp những thông tin sốt
dẻo cho báo mà họ cộng tác. Đội ngũ này còn “làm bàn đạp” phối hợp với các phóng viên được cử đến từ toà soạn để thực hiện những cuộc điều tra, chuyên đề lớn theo yêu cầu của ban biên tập. Ngoài nhuận bút được hưởng theo tin bài được đăng, họ còn nhận khoản thù lao hàng tháng từ các báo.
Ngoài ra, sự tham gia của các tầng lớp nhân dân vào quá trình làm báo ngày một tích cực hơn thông qua các hình thức như thông tin qua đường dây nóng; ý kiến bạn đọc, bạn nghe đài hỏi về chế độ chích sách; đơn thư khiếu nạo tố cáo. Thời gian gần đây, các báo đều mở các diễn đàn về các vấn đề quan tâm, như diễn đàn “Mãi mãi tuổi hai mươi” trên Báo Tuổi Trẻ, các ý kiến xung quanh vụ nuôi Hỗ ở Bình Dương, vụ nước Tương bẩn trên Báo Thanh Niên, Tiền Phong... Ở những diễn đàn như thế này, các báo đều nhận có hàng trăm ý kiến bạn đọc gần xa gửi về mỗi ngày, tạo nên không khí dân chủ với tính phản biện xã hội cao. Các báo nói, báo hình còn xây dựng nhiều chương trình có tính chất tương tác ngày càng lớn với khán, thính giả, như ca nhạc theo thư yêu cầu, các buổi phát thanh có giao lưu trực tiếp, các show game, Talk game truyền hình…
Nói chung, trong thời đại bùng nổ thông tin, trước yêu cầu của nền báo chí hiện đại, đội ngũ các nhà báo TP Đà Nẵng thời kỳ đổi mới, không chỉ kế thừa bản lĩnh và kinh nghiệm của các thế hệ làm báo thời kháng chiến và trong những năm đầu thống nhất, hoà bình, mà còn không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, kỷ năng, hình thành một phong cách chuyên nghiệp trong hoạt động báo chí. Họ “luôn thể hiện rõ quan điểm chính trị vững vàng, tích cực phấn đấu, phục vụ đắc lực công cuộc đổi mới đất nước, đồng thời phấn đấu đổi mới bản thân chính mình”[109:19].