- Các cơ quan báo chí địa phương
1 Là cộng đồng cư dân thuỷ diện với khoảng 300 hộ, tập trung chủ yế uở bờ Đông cửa sông Hàn, thuộc phường
3.1.4. Đời sống văn hoá, tinh thần
Một trong nội dung chính phản ánh của các cơ quan báo chí về lĩnh vực đời sống văn hoá tinh thần là “cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”. Nội hàm của cuộc vận động này là xây dựng đời sống văn hoá mới, xoá bỏ những quan niệm lạc hậu, hủ tục mê ín dụ đoan, tệ nạn xã hội, xoá bỏ nạn cửa quyền, quan liêu, hách dịch của cán bộ, công chức. Cấp độ phản ánh là gia đình văn hoá, tổ dân phố, thôn xóm văn hoá; xã, phường văn hoá; cơ quan, công sở, trường học văn hoá.
Trong bối cảnh hội nhập và giao lưu quốc tế, báo chí, nhất là truyền hình, đã thông tin và phản ánh khá sinh động các hoạt động văn hoá, như giới thiệu các chương trình hoà nhạc, ca nhạc, xiếc quốc tế và trong nước; các chuyên trang, chuyên đề giới thiệu thời trang, các xu hướng, trào lưu văn hoá mới. Đặc biệt, từ năm 1992, Báo Tiền Phong đã khởi xướng và tổ chức hai năm một lần cuộc thi Người Đẹp trong học sinh, sinh viên toàn quốc. Năm 2005, cuộc thi Người đẹp
Báo Tiền Phong được cho phép nâng cấp thành cuộc thi Hoa hậu Việt Nam.
nghĩa, như Duyên Dáng Việt Nam của Báo Thanh Niên, Sao Mai của Đài Truyền hình Việt Nam, Viet Nam Idol của Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh…góp phần thúc đẩy sự hội nhập của văn hoá Việt Nam với văn hoá thế giới.
Không chỉ phản ánh các cuộc vận động, các phong trào xây dựng đời sống văn hoá, báo đài còn tham gia công tác nghiên cứu, sưu tầm, vừa phản ánh và quảng bá bản sắc văn hoá Đà Nẵng - miền Trung - Tây Nguyên theo tinh thần Nghị quyết Trung ương V (khoá VIII). Đó là các chương trình, như lễ hội văn hoá Cồng Chiêng Tây Nguyên, các festival văn hoá du lịch: Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam; các Liên hoan sân khấu Cải lương, Tuồng, Chèo; các lễ hội văn hoá địa phương đều được tường thuật, truyền hình trực tiếp hoặc đưa tin, phản ánh…
Đấu tranh, phê phán những vấn đề tồn tại trong đời sống văn hoá cộng đồng cũng được báo chí quan tâm phản ánh, như tình trạng các di tích lịch sử, văn hoá bị xuống cấp và xâm hại; những cảnh báo về đạo đức thông qua các vụ việc bạo hành trong gia đình, nhà trường; những lối sống thực dụng, lai căng…
Tóm lại, báo chí Đà Nẵng đã phản ánh một cách toàn diện, trung thực và sinh động công cuộc đổi mới đất nước nói chung, của thành phố Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên nói riêng trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, góp phần không nhỏ trong việc giới thiệu hình ảnh mảnh đất, con người khá đặc sắc ở mảnh đất này. Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, ông Nguyễn Vỹ Hà ghi nhận, Đài truyền hình Đà Nẵng đã “phản ánh kịp thời, chính xác những thông tin thời sự nổi bật về tình hình thiên tai lũ lụt, hạn hán, giới thiệu được những nét đẹp văn hoá đặc sắc của các cộng đồng đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai”[92:10].