Công nghệ làm báo 1 Kỹ thuật in ấn

Một phần của tài liệu BÁO CHÍ đà NẴNG THỜI kỳ đổi mới 1986 – 2006 (Trang 63 - 66)

- Các cơ quan báo chí địa phương

2 Nghị quyết số 33/NQ-TW ngày 16/10/003 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong

2.3.2. Công nghệ làm báo 1 Kỹ thuật in ấn

2.3.2.1. Kỹ thuật in ấn

Báo chí hình thành và phát triển gắn liền với quá trình phát triển của kỹ thuật in ấn, công nghệ truyền dẫn cùng khả năng ứng dụng của các công nghệ này vào hoạt động báo chí. Trước nay, công nghệ in báo thường sử dụng hai phương pháp chính là in typô và in offset. In typô là phương pháp in mà chữ được đúc ra từ những ống type (gọi là typographie). Cấu tạo của khuôn in gồm hai phần, phần tử để in (chữ, ảnh) và phần tử để trắng (cùng nằm trên mặt phẳng nhưng thấp hơn phần tử để in nên khi in không bắt mực). Phương pháp in offset có ưu điểm vượt trội là khuôn in được cấu tạo theo nguyên tắc bắt - đẩy, tức là dựa vào tính thẩm thấu có lựa chọn do tác dụng lý - hoá khác nhau, những phần tử để trắng chỉ bắt nước, đẩy mực và ngược lại, những phần tử để in bắt mực, đẩy nước [130:155-157].

Từ trước thập niên 80 của thế kỷ trước, báo chí ở Đà Nẵng chủ yếu được in bằng kỹ thuật typo, nên chất lượng kém, hình thức không đẹp và năng suất thấp. Lúc bấy giờ, tại Đà Nẵng, “Muốn có một tờ báo phải trông chờ vào những các chuyến xe đò, xe lửa và sau đó là máy bay chở từ TP Hồ Chí Minh ra, Hà Nội vào; có lúc ngày hôm sau mới mua được từ báo của ngày hôm trước. Nếu báo

phát hành qua hệ thống bưu điện thì lại càng trễ nải hơn do những hệ luỵ của hệ thống bao cấp, độc quyền và quan liêu”[165:3].

Thời kỳ đổi mới, diện mạo báo chí khởi sắc, trong đó có sự tiến bộ về thiết bị và công nghệ truyền báo, in báo. Từ công nghệ in typô, các cơ sở in ở Đà Nẵng đã nhanh chóng chuyển sang kỹ thuật in offset và sớm đạt ở trình độ điện tử hoá ở các khâu thiết bị, công nghệ chế bản và in. Nhờ “truyền báo mà nhà in đã được trang bị thiết bị, máy in hiện đại, nhận truyền báo không qua khâu sắp chữ và offsett hoá toàn bộ dây chuyền” nên “chúng ta đã thực hiện ổn định thời gian in xong là trước 6 giờ sáng khắp các điểm in trong cả nước”[198:2].

Tiên phong đổi mới công nghệ in ấn tại Đà Nẵng là nhà in báo Nhân Dân, kế tiếp là cơ sở in của văn phòng TTXVN tại Đà Nẵng. Nhà in TTXVN tại Đà Nẵng, “Từ chỗ chỉ có 2 máy in siêu tốc cở nhỏ phục vụ in các bản hai màu, nay, ngành đã đầu tư xây dựng cho văn phòng Đà Nẵng thêm nhà in với trang thiết bị mới như máy in offet 4 màu, máy xuất phim, chế bản điện tử”[172:4]. Từ giữa thập niên 90 trở đi, hang loạt các Báo Tiền Phong, Lao Động, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Thể Thao… đều tổ chức in và phát hành tại Đà Nẵng. Trong đó, từ năm 1997, VPĐD Báo Thanh Niên tại Đà Nẵng “đã đưa vào vận hành hệ thống thiết bị truyền dẫn dữ liệu và chế bản màu tại chỗ với đội ngũ kỹ sư có tay nghề vững chắc; có nhiều xe vận tải chủ động phát hành báo đi các tỉnh ngay từ đầu giờ buổi sáng” [114:4]. Đến nay, TP Đà Nẵng có 8 cơ sở in ấn lớn, bao gồm Nhà in báo Nhân Dân, Công ty Xổ số và Dịch vụ in Tài chính, Công ty Cổ phần in Đà Nẵng, Nhà in Thông tấn xã Việt Nam, cơ sở in Hoà phát, cơ sở in Quân khu V và hai cơ sở in của Nhà xuất bản Giáo dục. Các cơ sở in này đều thực hiện hợp đồng in ấn các ấn phẩm báo chí, trong đó, cơ sở Nhà in báo Nhân Dân được các báo tín nhiệm nhiều nhất.

Có thể nói, TP Đà Nẵng được xem là địa phương có kết cấu hạ tầng kỹ thuật khá hoàn chỉnh cho hoạt động báo chí với kỹ thuật in và công nghệ kỹ thuật điện tử, kỹ thuật số, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các ấn phẩm báo chí cũng như các chương trình phát thanh, truyền hình.

2.3.2.2. Thiết bị

Cùng với đổi mới kỹ thuật và máy móc in ấn, thiết bị làm báo cũng tiến bộ không ngừng. Các cơ quan báo nói và báo hình của Trung ương và địa phương đều ứng dụng công nghệ kỹ thuật số (Digital) trong quá trình sản xuất chương trình. Nhờ áp dụng những thành tựu về công nghệ phát thanh, truyền hình và công nghệ viễn thông, công nghệ thông tin, nên khả năng sản xuất cũng như chất lượng về nội dung và hình thức thể hiện các chương trình phát thanh, truyền hình đã được cải tiến và hiệu quả hơn rất nhiều.

Cơ quan thường trú Đài TNVN tại Đà Nẵng, từ chỗ chỉ viết và gửi tin, bài về Hà Nội, đã chuyển sang tổ chức các buổi phát thanh, tường thuật trực tiếp trên sóng quốc gia nhờ hệ thống “hot line” (đường dây nóng) và xe thu vệ tinh. Các phóng viên cũng có thể thực hiện đưa tin trực tiếp từ hiện trường, nơi sự kiện đang diễn ra. Và mô hình “one member studio” (một người với phòng thu) đang được áp dụng phổ biến trong quá trình sản xuất chương trình.

Đối với báo hình, các đài DVTV và DRT đều đã ứng dụng công nghệ số vào quá trình sản xuất chương trình và đã có thể đảm bảo được yêu cầu truyền hình trực tiếp các sự kiện kinh tế, văn hoá, xã hội nhờ phương tiện truyền hình lưu động (xe màu) và công nghệ viễn thông.

Cùng với sự thay đổi nhanh chóng về thiết bị, công nghệ làm báo, phương tiện tác nghiệp cũng được các phóng viên chú ý đầu tư. Những năm đầu đổi mới, phương tiện chủ yếu của một phóng viên vẫn chỉ là cuốn sổ và cây bút. Máy ảnh

và máy quay phim là những thiết bị hiếm hoi vì đắt tiền. Lúc ấy, ngay cả Đài Phát thanh cũng chỉ có loại máy ghi âm R5 cũ kỹ. Nhưng 10 năm trở lại đây, các cơ quan báo chí cũng như bản thân các nhà báo đều trang bị cho mình các phương tiện tác nghiệp hiện đại như máy ghi âm, ghi hình, máy ảnh kỹ thuật số, máy vi tính và các thiết bị phụ trợ khác. Đến nay, phần lớn quy trình tác nghiệp của phóng viên từ thu thập và xử lý thông tin, viết bài đều thực hiện trên máy. Cho nên, “gần nửa đêm bài còn ở tận bên Lào, Trung Quốc hay các huyện giáp biên giới thì tất cả đã có trên mặt báo in ra lúc 4 giờ sáng” [165:4].

Tóm lại, nhờ áp dụng các tiến bộ của công nghệ, cùng với sự hỗ trợ đắc lực của kết cấu hạ tầng kỹ thuật viễn thông, công nghệ thông tin nên hoạt động nghiệp vụ của phóng viên cũng như của các cơ quan báo chí trở nên năng động, không chỉ tin tức từ phóng viên, cộng tác viên đến với độc giả, khán thính giả nghe đài và xem truyền hình nhanh hơn mà chất lượng nội dung và hình thức các trang báo, các chương trình phát thanh, truyền hình cũng hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, mức độ và trình độ ứng dụng thiết bị hiện đại ở các cơ quan báo chí trên địa bàn vẫn còn yếu và chưa đồng bộ, quy trình và công nghệ làm báo vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Một phần của tài liệu BÁO CHÍ đà NẴNG THỜI kỳ đổi mới 1986 – 2006 (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w