Động viên phong trào thi đua yêu nước

Một phần của tài liệu BÁO CHÍ đà NẴNG THỜI kỳ đổi mới 1986 – 2006 (Trang 80 - 81)

- Các cơ quan báo chí địa phương

1 Là cộng đồng cư dân thuỷ diện với khoảng 300 hộ, tập trung chủ yế uở bờ Đông cửa sông Hàn, thuộc phường

3.2.2. Động viên phong trào thi đua yêu nước

Với việc tuyên truyền phổ biến đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước, báo chí đã góp phần đưa “ý Đảng” đi vào “lòng dân”, biến thành phong trào cách mạng. Đó là nhân tố thúc đẩy tinh thần lao động sáng tạo của tập thể và cá nhân trên khắp các lĩnh vực đời sống xã hội, làm xuất hiện nhiều tấm gương mới, điển hình trong lao động sản xuất, trong xây dựng đời sống văn hoá mới mà báo chí có thể phát hiện và cổ vũ.. Báo QN-ĐN ngày 03/6/1986 giới thiệu, Nhà máy cao su Đà Nẵng sớm sử dụng đòn bẩy kinh tế bằng hình thức nâng lương và khen thưởng kịp thời cho những công nhân có sáng kiến cải tiến kỹ thuật và vượt định mức, nên năng suất và chất lượng sản phẩm tăng nhanh; Công ty bán lẻ công nghệ phẩm, khi được thực hiện quyền tự chủ trong kinh doanh đã tiến hành giảm tỷ lệ lao động gián tiếp từ 19% xuống còn 12%, tỷ lệ hao hụt trong vận chuyển từ 6,6% xuống còn 6,2% nhờ đó đã phát huy hiệu quả.

Ngoài các loại hình báo in, các đài truyền hình còn phát sóng nhiều phim tài liệu, như phim Làng Chồ trên sóng VTV và DVTV, phim Đà Nẵng 10 năm trên sóng DRT… với nội dung giới thiệu, phân tích và đánh giá cao những nỗ lực của chính quyền và nhân dân thành phố trong công cuộc phát triển hạ tầng và chỉnh trang đô thị. Các “nhà đài” cũng phát hiện và giới thiệu nhiều cá nhân điển hình. Từ chuyện của “Chị Ba gà” vươn lên làm giàu chính đáng bằng nghề chăn nuôi gà, đến tấm gương người thương binh 1/4 Nguyễn Kim Hùng ở phường Vĩnh Trung, quận Thanh Khê dành cả quãng đời còn lại để đi tìm đồng đội còn nằm lại nơi chiến trường; hay đó là chân dung về một con người say mê khoa học: giáo sư - tiến sĩ khoa học Bùi Văn Ga qua phim ngắn: Giáo sư Ga đi xe ga; hoặc một con người đổi mới qua phim tài liệu Đồng chí Hồ Nghinh1...

Trong phong trào thực hiện chính sách xã hội, “Các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên đưa tin bài phản ánh những kinh nghiệm, những mô hình, những gương người tốt việc tốt trong phong trào chăm sóc và phát huy vai trò người mù”[152:3]. Trong công tác quản lý văn hoá và dịch vụ văn hoá, “Các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình thường xuyên đưa tin phản ánh kịp thời những kết quả cụ thể của từng địa phương, đơn vị, cá nhân trong việc triển khai thực hiện cuộc vận động, cũng như đã thông tin kịp thời những vi phạm, nhất là những vụ xử án lưu động về hoạt động mại dâm, tổ chức chiếu phim sex nhằm răn đe, giáo dục”[153:4]. Hoạt động của các tổ chức đoàn thể, những điển hình tiên tiến được báo chí kịp thời phát hiện và biểu dương. Ví như câu chuyện ở Chi hội Phụ nữ phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, nhờ vận động mỗi chị em đóng 500 đồng/ngày đã góp thành quỹ đổi vòng, trong 5 năm, đã giúp đỡ cho toàn bộ hội viên có vốn làm ăn, xoá được đói, giảm được nghèo2.

Một phần của tài liệu BÁO CHÍ đà NẴNG THỜI kỳ đổi mới 1986 – 2006 (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w