- Cây xanh trên đường STĐN bị chết hàng loạt
21 tỉ đồng chính thức đưa vào sử dụng.
3.4. Những hạn chế của báo chí Đà Nẵng 1 Chậm đổi mới về nội dung và hình thức
3.4.1. Chậm đổi mới về nội dung và hình thức
Mặc dù có có bước phát triển nhanh về số lượng loại hình, loại thể và
quy mô nhưng nhìn chung báo chí Đà Nẵng, nhất là báo chí địa phương vẫn ở trong “Tình trạng nghèo nàn về nội dung và đơn điệu về hình thức”[154:4].
Trước hết là các chương trình chính luận của DRT và các số thường của Báo Đà Nẵng đều có nội dung gần như nhau, phần lớn là các tin tức liên quan đến lễ tân, hội họp để triển khai, tổng kết hay các bài phản ánh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ của địa phương, sở, ban, ngành, đoàn thể. Ngay cả tờ báo chuyên ngành Công an TP Đà Nẵng, trong nhiều trường hợp, các bài viết về các vụ án lại rơi vào hoặc là những chuyện kể dài dòng, hoặc với một kiểu phán xét, quy kết rất… chưa khách quan.
Cách tổ chức nội dung trang báo còn cứng nhắc, kém linh hoạt. Báo Đà Nẵng vẫn duy trì cách bố trí trang truyền thống: trang một dành cho tin tức, thời sự chính trị - xã hội; trang hai cho kinh tế; trang ba cho văn hoá xã hội và trang bốn là tin tức quốc tế và an ninh trật tự. Phương pháp tổ chức bản tin, bài, phóng sự ở DRT cũng rất chưa sinh động. Các đặc tính của báo nói và báo hình chưa được khai thác và phát huy.
Nhìn chung, các báo, đài còn thiếu những tin tức và bài viết mang tính phát hiện hay những bài viết sắc bén nhằm phê phán những hiện tượng, hành vi, quan điểm, luận điệu sai trái. Ở mỗi thể loại báo chí, hình thức thể hiện còn dàn trải, dài dòng. Đó là chưa kể việc các đoàn thể, các ngành, địa phương, đơn vị phối hợp với các báo, đài mở chuyên trang, chuyên mục, tuy có đáp ứng được mục
đích tuyên truyền, nhưng lại làm cho nội dung và hình thức các báo, đài thêm nặng nề và đậm tính lễ tân. So sánh Báo Đà Nẵng - cơ quan của Đảng bộ TP Đà Nẵng, với tờ Báo Sài Gòn Giải phóng - cơ quan của Đảng bộ TP Hồ Chí Minh; giữa tờ Công an TP Đà Nẵng với tờ Công an TP Hồ Chí Minh, ta dễ dàng nhận thấy sự vượt trội của hai tờ xuất bản ở TP Hồ Chí Minh, cả về số lượng trang in, nội dung thông tin, hình thức trình bày, kỹ thuật in ấn và cả số lượng độc giả.
Đối với báo hình, nội dung các chuơng trình tự sản xuất của DRT vẫn còn kém xa với DVTV. Có thể dẫn chứng ở mảng chính luận của DRT, thời lượng tin tức và phóng sự thời sự thường dài so với cùng thể loại ở DVTV. Ở phần thể hiện, trong khi ở DRT, tin bài do phát thanh viên đọc, thì ở DVTV do biên tập viên tự trình bày. Ngoài ra, DVTV thường giành từ 5 - 7 huy chương các loại ở mỗi kỳ Liên hoan Truyền hình toàn quốc, trong khi kết quả này của DRT khá khiêm tốn, ít hơn từ hai đến ba lần.
Báo chí Đà Nẵng do chậm đối mới về nội dung và hình thức, “nên thiếu sức thuyết phục người đọc, người nghe; chất lượng và hiệu quả tuyên truyền giáo dục không cao. Những chủ trương của Đảng, chính sách của thành phố mới chỉ dừng lại ở mức độ triển khai chứ chưa được các cơ quan báo chí chuyển tải thành nội dung cụ thể, thiết thực để tuyên truyền một cách hiệu quả, thiết thực trong các tầng lớp nhân dân”[14:7], và do đó, chúng chưa làm tốt vai trò là lực lượng chủ lực, định hướng thông tin và dư luận xã hội.