- Các cơ quan báo chí địa phương
2 Bút danh của cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh
3.3.3. Góp phần dân chủ hoá đời sống xã hộ
Thông qua phát hiện, phê phán những hiện tượng, hành vi tiêu cực; các biểu hiện của tệ quan liêu, tham nhũng, cửa quyền; đấu tranh với cái xấu, lạc hậu, báo chí đã góp phần dân chủ hoá đời sống xã hội. Quá trình dân chủ hoá này thể hiện ở hiệu quả của những bài báo, bức ảnh, thước phim được đăng tải trên báo chí. Theo đó, những nghĩa cử đẹp, những con người tốt được biểu dương; những bức xúc của nhân dân từng bước được tháo gỡ; những hành vi sai trái được đem ra ánh sáng. Mặt khác, thông qua báo chí, người dân có cơ hội bày tỏ ý kiến, gửi gắm những suy nghĩ, tâm tư, bức xúc của mình. Báo chí, do đó, ngày càng trở thành một diễn đàn thực sự của nhân dân.
Trước hết là báo chí phát hiện, phản ánh tồn tại, bất cập trong xây dựng và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách và những bức xúc của người dân. Ví như bài viết, Một gói mỳ tôm giá 300 ngàn đồng? của Chí Thiện đăng trên Báo Tiền Phong ngày 28/6/2002 phản ánh, cán bộ thuế TP Đà Nẵng gộp luôn tiền ăn ca ba để đánh thuế thu nhập, khiến anh em lái tàu thuộc Phân đoạn vận
dụng, Xí nghiệp đầu máy toa xe Đà Nẵng phải kêu oan, bởi “nếu được bớt tiền một gói mì bồi dưỡng ca ba, chúng em khỏi phải nộp oan 300.000 đồng tiền thu thuế thu nhập”; hay các bài viết trên Báo Tiền Phong: Một tiếng kêu oan giữa
công đường nói về oan sai trong việc truy tố Dương Hồng Lĩnh của Viện kiểm
sát Nhân dân quận Liên Chiểu[33:77/2000]. Cũng trên Tiền Phong, trong mục
Gửi về Đà Nẵng Báo đặt vấn đề: Bao giờ ông Ngô Tất Thắng được nhận lại tài sản cho Nhà nước mượn?[33:131/2001], Một thửa đất, 4 số đo khác nhau?! [33:
197/2001]. Báo Đại Đoàn Kết đăng bài: Truy tố người vô tội? sau khi phân tích diễn biến Vụ án hình sự hoá quan hệ kinh tế tại Đà Nẵng giữa Công ty Lâm sản và Thương mại Liên Việt (LIVICO) và doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Thảo, hai tác giả Anh Đào - Nguyễn Hào đã đặt câu hỏi “phải chăng vì LIVICO là doanh nghiệp của Thành uỷ Đà Nẵng, có thể “vượt Luật” để ép các doanh nghiệp tư nhân nhận hậu quả sai của mình?” [23:297/2002]. Báo Thanh Niên trong các số 144/2000, 95/2001 và 29/2002 đăng loạt bài về các vụ việc: Lấy đất đã cấp cho
nguời này để cấp cho người khác của UBND TP Đà Nẵng, Ngân hàng thương mại Đà Nẵng chiếm dụng trái phép hồ sơ nhà của ông Lê Phước Tân, hay tình
cảnh Hơn 300 tiểu thương chợ Tân Chính khốn khổ trong những ngày cận tết vì không có chỗ buôn bán…
Bằng việc nêu chỉ ra những tồn tại, bất cập, nghịch lý gây ức xúc cho nhân dân, báo chí giúp các cơ quan công quyền điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp với thực tế, góp phần đem lại niềm tin cho người dân.
Các cơ quan báo chí đã thực hiện tốt hơn chức năng “diễn đàn của dân dân”, bằng cách xây dựng các chuyên trang, chuyên mục có tính chất thông tin nhiều chiều như: Tiếp chuyện bạn nghe đài (DRT), Cùng chúng tôi đối thoại (DVTV),
Bạn đọc và Pháp luật (Báo Công an Đà Nẵng), Điều tra qua thư bạn đọc (Báo
giữa công dân với cơ quan công quyền, giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước. Đồng thời, những Ý kiến người dân hay Tiếng nói người dân, Bạn đọc viết cũng đã xuất hiện nhiều hơn trên các trang báo, trên sóng phát thanh, truyền hình.
Tiêu biểu trong hình thức này là các báo, đài mạnh dạn đăng, phát công khai các ý kiến phán ánh của người dân về các vấn đề quan tâm.Ví dụ, liên quan đến việc giải quyết ngôi nhà số 26 Nguyễn Chí Thanh (1991), Báo QN-ĐN đăng liên tục nhiều bài trong mục Nhìn thẳng sự thật và Hưởng ứng những việc cần
làm ngay. Trong đó, bên cạnh ý kiến của cơ quan chức năng: Ý kiến của HĐND TP Đà Nẵng về ngôi nhà 26 Nguyễn Chí Thanh [27:120/1991] là ý kiến phản hồi của Báo về “Những điều chưa ổn trong công văn trả lời của HĐND TP Đà Nẵng
về việc cấp ngôi nhà 26 Nguyễn Chí Thanh và ý kiến bạn đọc Nguyễn Hoàng
Nam, cung cấp thêm thông tin, trước đó, chủ nhân được cấp ngôi nhà 26 Nguyễn Chí Thanh đã “bốn lần thay đổi nhà ở”, đã cho thấy đây là hành vi đặc quyền đặc lợi của cán bộ nhà nước[27:135/1991].
Hàng loạt ý kiến thiết thực khác của người dân cũng được dưa lên báo, đài, như Cần chấm dứt tình trạng say rượu phóng xe bạt mạng trên đường phố trên Báo QN-ĐN ngày 17/06/1986, Xin đừng để dân phải khổ đăng trên Báo Công
An TP Đà Nẵng ngày 30/09/2002. Các Báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên cũng nêu lên những bức xúc của dân, như : Một “thói quen” nên… bỏ nêu ý kiến của ông Lê Trung Khôi về tình trạng tuyển dụng công chức thiếu minh bạch, không đủ tiêu chuẩn tại tổ 60/CP và đề xuất hướng tuyển dụng công khai minh bạch hơn [35:57/2001], Sao lại hành xử với dân như thế? dẫn ý kiến người dân phản ánh thái độ hống hách của cán bộ cảnh sát giao thông Công an quận Hải Châu trong thực thi công vụ [29:109/2001]…
Quan trọng hơn, những năm gần đây, trên các đài: VTV, VOV, DVTV, DRT; các báo: Thanh Niên, Tiền Phong, Tuổi Trẻ…đều đăng tải các ý kiến
người dân về các vấn đề quốc kế dân sinh, như ý kiến bên lề các kỳ đại hội Đảng, Quốc hội, HĐND; những ý kiến khác nhau về một số vấn đề báo chí đề cập như vụ điện kế điện tử ở TP Hồ Chí Minh, vụ nuôi Hổ ở Bình Dương...Có thể thấy, ý kiến của dư luận đã buộc những người có trách nhiệm đưa ra những quyết định một cách có trách nhiệm hơn và hợp với lòng dân.
Thông qua sức mạnh của dư luận, báo chí còn buộc nhiều trường hợp sai phạm phải ra chịu trách nhiệm trước pháp luật; Từ chuyện “nhỏ” như 7 cán bộ kiểm lâm Hoà Phú bị kỷ luật do bị báo chí vách trần là có hành vi “tiếp tay cho những kẻ buôn lậu gỗ” [22:95-96/2000], một số cán bộ chiến sĩ cảnh sát giao thông bị loại khỏi ngành hoặc bị khởi tố do phát hiện có tiêu cực (loạt điều tra nạn mãi lộ trên Quốc lộ 1A của Tuổi Trẻ), đến những quan chức cấp cao phải hầu toà do những hành vi sai phạm của mình. Các ý kiến người dân đưa lên mặt báo cũng phát huy hiệu quả khá lớn. Trong thư gửi Báo Đà Nẵng, bạn đọc Nguyễn Khải Hoàn dẫn ý kiến của người dân xã Hoà Khương (Hoà Vang) rằng, đoạn đường gần cây số qua xã biến thành ao bùn, “dân kêu đơn vị thi công hoài mà không hiệu quả”, nhưng chỉ sau hai tuần báo đăng, nỗi khổ “ao bùn” kia đã được giải quyết”.
Quá trình dân chủ hoá đời sống xã hội thông qua các hoạt động của báo chí thể hiện ở phản ứng của hệ thống chính trị và của các tầng lớp nhân dân trước các vấn đề được nêu trên báo chí. Theo đó, mặc dù còn không ít vướng mắc, nhưng đã có nhiều trường hợp oan sai, nhiều vấn đề bức xúc được giải quyết; nhiều hành vi tiêu cực, tham ô, lãng phí, nhũng nhiễu được xử lý.
Trước hết, đó là việc tiếp thu phê bình của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp liên quan đến các vấn đề mà báo, đài phản ánh. Báo QN-ĐN , ngày 27/9/1986 đăng ý kiến tiếp thu phê bình của Sở thương nghiệp QN-ĐN về việc lợi
đăng bài Tiếp thu phê bình của Cảng Đà Nẵng về việc chưa bảo quản tốt các loại
phân ở Cảng Đà Nẵng. Thứ hai, chính quyền TP Đà Nẵng đã ban hành chủ
trương xử lý triệt để các vấn đề báo chí phản ánh và dư luận quan tâm. Cụ thể là, năm 1997, UBND TP Đà Nẵng thiết lập Đường dây nóng và Tổ xử lý thông tin báo chí và dư luận. Từ khi Tổ xử lý thông tin này đi vào hoạt động, các vấn đề báo chí phản ánh được chính quyền thành phố chỉ đạo kiểm tra, xử lý và phản hồi trên công luận tạo nên một không khí cởi mở, thẳng thắn giữa Nhà nước, công dân và báo chí.
Ngày 16/5/2006, khi các Báo Đà Nẵng, Tuổi Trẻ đưa tin: Ban quản lý dự
án 110KV kéo ông Lôi đến nhà dân, thì sáu ngày sau, ngày 16/5/2006, Văn phòng
UBND thành phố có công văn số 1890 đề nghị Sở Công nghiệp kiểm tra, xử lý. Hàng loạt các sự kiện gây xôn xao dư luận được các báo đề cập, như Người dân
bán nhà đi ở trọ vì thua lỗ, hay Bị điều chuyển công tác, kỷ luật Đảng vì… phát hiện sai phạm ở quận Liên Chiểu do Báo Thanh Tra và Báo Công An Nhân Dân
phản ánh, lãnh đạo thành phố đã tiến hành làm việc với quận Liên Chiểu và các ngành chức năng, đồng thời chỉ đạo thành lập đoàn thanh tra những vấn đề báo nêu. Các ý kiến Không thể lấp hồ Tây Nam Xuân Hoà A trên Báo Thanh Niên ngày 11/6/2006, hay vấn đề bãi biển Đà Nẵng tiếp tục bị xẻ thịt chia lô đăng trên Báo Tiền Phong ngày 14/6/2006 đã được Tổ xử lý tập hợp, chuyển cho các ngành hữu quan để kiểm tra, trả lời báo chí tại các cuộc họp báo định kỳ [197]. Tuỳ theo mức độ, có ba hình thức xử lý thông tin báo chí phản ánh: (1) Đề xuất lãnh đạo UBND thành phố; (2) Đề xuất văn phòng UBND thành phố và (3) Tổ xử lý thông tin gọi điện đề nghị các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý.
Phát huy hiệu quả công tác xử lý thông tin báo chí, ngày 28/6/2004, UBND TP Đà Nẵng đã ra văn bản số 2956/UB-VP “yêu cầu UBND các quận, huyện, các sở, ban, ngành trong thành phố thành lập Tổ theo dõi các thông tin báo chí và
dư luận, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chánh văn phòng hoặc Trưởng phòng Hành chính - Tổng hợp. Có biện pháp xử lý ngay các vụ việc liên quan đã nêu,