- Các cơ quan báo chí địa phương
1 Ông Phan Chí Thân, Trưởng Ban Công tác bạn đọc và XDLL Báo Công An TP Đà Nẵng
2.2.2. Các cơ quan và văn phòng đại diện
Như đã trình bày, sự có mặt của các VPĐD báo chí Trung ương tại Đà Nẵng gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng, xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc của quân và dân Khu V. Bước vào thời kỳ đổi mới, trước những đổi thay của đất nước và của TP Đà Nẵng, và do yêu cầu phát triển, các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương bạn bắt đầu quan tâm đến khu vực miền Trung bằng việc đẩy mạnh lập các VPĐD tại Đà Nẵng: Đài Tiếng nói Việt Nam (01/1991), Báo Thanh Niên (02/1993), Báo Lao Động (03/1993), Báo Quân đội Nhân dân (10/1993), Báo Tuổi Trẻ (4/1994), Báo Tiền Phong (05/1995)… Theo thống kê, trong giai đoạn ngắn từ (1990-1996) có đến 14 cơ quan, văn phòng đại diện và từ năm 1996 đến nay có thêm 50 cơ quan, văn phòng đại diện. Như vậy, sau hơn 15 năm đổi mới, TP Đà Nẵng đã có 67 cơ quan báo chí Trung ương, khu vực và địa phương bạn có quyết định của Toà soạn và của UBND TP Đà Nẵng cho phép hoạt động với đầy đủ các loại hình báo chí. Hầu hết các báo, đài lớn của Trung ương và TP Hồ Chí Minh đều có mặt tại Đà Nẵng, tiêu biểu như: Cơ quan thường trực (báo Nhân Dân, báo Quân đội Nhân dân), Cơ quan thường trú (Đài tiếng Nói Việt Nam), Trung tâm (Truyền hình Việt Nam), văn phòng đại diện báo: Người Lao Động, Nhi Đồng, Lao Động, Sài Gòn Giải Phóng, Tiền Phong, Thanh Niên, Thiếu Niên Tiền Phong, Tuổi Trẻ, Chi nhánh Báo Kinh tế hợp tác
Việt Nam, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Văn phòng liên lạc Báo Thanh Tra… Ngoài ra, còn có 2 cơ quan báo, tạp chí có trụ sở chính tại Đà Nẵng, gồm: Báo Quân khu V của Bộ tư lệnh Quân khu V và Tạp chí Sinh hoạt Lý luận của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh III.
Mô hình tổ chức của các VPĐD là tương đối giống nhau, bao gồm lãnh đạo văn phòng, các bộ phận về nội dung, phát hành, quảng cáo và trị sự - bạn đọc. Tuy nhiên, do yêu cầu về đặc điểm, chiến lược phát triển khác nhau giữa các báo, đài nên về quy mô, phưong thức tổ chức là không giống nhau. Báo Nhân Dân là một trong những tờ báo lớn có cơ quan thuờng trực và nhà in báo sớm nhất tại TP Đà Nẵng nhằm mục đích “đưa tiếng nói của Trung ương Đảng đến nhanh nhất với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên” [199:1]; Nhiệm vụ “quan trọng hàng đầu” của Cơ quan thường trú Đài TNVN là: “Xây dựng mối quan hệ với lãnh đạo 11 tỉnh duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, để các tỉnh cùng với Trung ương xây dựng Đài quốc gia ngày càng vững mạnh”[135:2].Về chuyên môn, các VPĐD đều giống nhau ở nhiệm vụ là thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan báo chí trên địa bàn phụ trách. Đối với Văn phòng TTXVN là: “Giúp Tổng giám đốc chỉ đạo, quản lý và thực hiện chủ trương của ngành về công tác thông tin”[173:5]; Đối với Đài TNVN: “giúp lãnh đạo Đài nắm vững tình hình các địa phương miền Trung - Tây Nguyên và tổ chức sản xuất tin bài”[135:2]; Đối với Báo Thanh Niên: “Thực hiện những nhiệm vụ do toà soạn giao” [30:1].
Những năm gần đây, trước sự phát triển mạnh mẽ của thị trường báo chí, để tồn tại và phát triển, các VPĐD, nhất là của các báo tự hạch toán, đều quan tâm đến cả ba vấn đề: thông tin, phát hành và quảng cáo, nhờ đó, một số văn phòng phát triển khá nhanh và gần như trở thành một toà soạn “con” tại khu vực, bao
gồm công tác thông tin, in ấn, phát hành, quảng cáo, kể cả tổ chức các hoạt động ngoài trang báo.
Thanh Niên là một trong số tờ báo thành công nhất tại miền Trung. Ngày 09/01/1990, Báo Thanh Niên thành lập tổ phóng viên thường trú tại miền Trung gồm 2 phóng viên. Năm sau (1991), tổ phóng viên thường trú được nâng lên thành VPĐD miền Trung. VPĐD chịu trách nhiệm phản ánh tin tức, thời sự từ Quảng Bình đến Bình Định. Khi Báo Thanh Niên ra 3 số tuần và tờ Thanh Niên Bán nguyện san, VPĐD miền Trung tăng cường thêm 6 cán bộ, phóng viên và các cộng tác viên ở các tỉnh trong khu vực. Từ năm 1997, khi báo chính thức bắt đầu được in và phát hành tại Đà Nẵng, VPĐD miền Trung đã có trụ sở khang trang và hình thành đầy đủ các bộ phận như tổ phóng viên chuyên trách, tổ kỹ thuật in ấn, phát hành, kế toán, hành chính[114:5].
Bộ khung của các VPĐD bao gồm bộ phận lãnh đạo với chức danh: chánh, phó giám đốc (VPĐD TTXVN, Cơ quan thường trú Đài TNVN, Trung tâm THVN, Chi nhánh Thời báo Kinh tế Việt Nam, báo Kinh tế hợp tác Việt Nam); trưởng, phó VPĐD (của hầu hết các báo in còn lại). Bộ phận nội dung gồm phóng viên và nhân viên hành chính. Ngoài ra, một số báo có tiềm lực như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Lao động, Tiền Phong, Thể thao, Người Lao Động… có thêm bộ phận hoặc nhân viên phụ trách về kỹ thuật, in ấn, phát hành, quảng cáo và công tác xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh các báo có tiềm lực phát trển như trên, ở địa bàn Đà Nẵng cũng có không ít tờ báo giẫm chân tại chỗ hoặc thụt lùi. Nhiều văn phòng đại diện có bộ khung rất đơn giản là chỉ có một đại diện có thể chuyên nghiệp hoặc không chuyên nghiệp, như Báo Đại Đoàn Kết, Thanh Tra, Đầu Tư, Bưu Điện, Tạp chí Lao Động và Công đoàn, Việt Nam hương sắc… và đã có 3 VPĐD có thông báo ngừng hoạt động tại Đà Nẵng trong thời gian qua.
Về quy mô, ngoài các báo có tiềm lực kinh tế mạnh như Tuổi Trẻ, Lao Động, Tiền Phong, Sài Gòn Giải phóng, Pháp Luật TP Hồ chí Minh… xây dựng trụ sở làm việc riêng, và các VPĐD các báo trong hệ thống cơ quan của Đảng (Báo Nhân Dân), Chính phủ (TTXVN, Đài TNVN, Đài THVN) và Quân đội (Báo Quân đội Nhân dân, Báo Quân Khu V) có cơ ngơi làm việc tốt, ổn định. Phần lớn các văn phòng còn lại ở Đà Nẵng, hoặc “ở nhờ” trong trụ sở các doanh nghiệp, các cơ quan thuộc ngành dọc, các Hội, đoàn thể (Báo Giao thông Vận Tải, Bạn Đường, Thanh Tra, Công Lý, Văn Nghệ, Việt Nam Hương Sắc…); hoặc thuê nhà làm trụ sở làm việc.
Quy mô lớn nhất, về cơ sở vật chất, cũng như về nhân sự là Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng (DVTV). Khởi đầu từ năm 1977 chỉ vỏn vẹn 6 phóng viên, đến năm 2003, DVTV đã phát triển thành 5 phòng chuyên môn, gồm: thời sự, chuyên đề, khoa giáo, văn nghệ và chương trình với 95 biên tập viên, phóng viên (nhiều nhất trong các cơ quan báo chí ở Đà Nẵng). Năm 1997, DVTV mở Văn phòng thường trú tại Gia Lai và năm 2000, tại DakLak. Một số cơ quan, VPĐD khác, dù không lớn về quy mô nhưng có vị trí là đại diện cho khu vực miền Trung - Tây Nguyên, nên cũng đẩy mạnh phát triển bằng việc mở thêm văn phòng liên lạc; cử phóng viên thường trú, hoặc xây dựng lực lượng cộng tác viên ở các tỉnh trực thuộc biên chế của văn phòng Đà Nẵng.
Về mối quan hệ giữa toà soạn với văn phòng; giữa văn phòng với phóng viên và cộng tác viên, cũng như cơ chế xử lý tin, bài của mỗi VPĐD, về cơ bản là tương đối giống nhau. Trong điều kiện bình thường tin tức, bài, ảnh của phóng viên hay cộng tác viên đều qua đầu mối xử lý tại VPĐD. Trong trường hợp “nóng” như thiên tai, bão lũ, có thể chuyển thẳng về toà soạn. Đối với các nhật báo, trước 18h00 đến trước 22h00 trong ngày, các VPĐD chuyển tin, bài về tòa soạn; và từ 21h00 đến 23h00, các văn phòng tiếp nhận và tổ chức in toàn bộ các
trang báo do toà soạn chuyển lại. Đến 4 giờ sáng hôm sau, các báo trong ngày đã sẵn sàng đến tay bạn đọc.
Phạm vi hoạt động của các VPĐD tại Đà Nẵng là toàn bộ khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Trong xu thế vừa cạnh tranh, vừa hợp tác để phát triển, nên hoạt động của các báo trong khu vực diễn ra khá sôi nổi và nhộn nhịp. Phóng viên các báo, đài luôn có mặt kịp thời ở hầu hết sự kiện diễn ra trong khu vực để thông tin đến bạn đọc, bạn nghe đài và xem truyền hình một cách nhanh nhạy, chính xác và trung thực nhất.
Mặc dù lực lượng mỏng, nhưng phóng viên báo Nhân Dân “có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, đã và đang có mặt ở hầu hết các địa bàn, từ những bản làng xa xôi đến miền hải đảo, từ nhữug vùng bị lũ lụt đến những công trường mới mở…”[198:6] để thu thập thông tin và viết bài.
Phóng viên Báo Quân đội Nhân dân thì: “đến tận địa bàn nơi xảy ra sự kiện, tìm, gặp những con người cụ thể, ghi chép phản ánh sinh động, trung thực với sự kiện xảy ra, nêu cao ý thức chính trị trong từng bài viết, đảm bảo tính khách quan và tính chiến đấu trong từng tác phẩm báo chí”[28:3].
Mỗi khi có thiên tai, phóng viên Đài TNVN tại Đà Nẵng: “đến tận vùng lũ, bất chấp nguy hiểm, nối cầu phát thanh phản ánh trên sóng những thông tin nóng hổi, toàn diện, những vấn đề nẩy sinh từ thực tế cuộc sống của người dân”[85].
Thanh Niên là một trong những tờ báo có đội ngũ phóng viên tại miền Trung năng nổ và mạnh dạn nhất. Tổng biên tập Báo Thanh Niên Nguyễn Công Khế tổng kết: “Hầu như tất cả những vấn đề thời sự nóng bỏng nhất tại các tỉnh thành trong khu vực, những bức xúc của nhân dân và đặc biệt là giới trẻ về tệ nạn xã hội, về tiêu cực, về chính sách đất đai, nhà cửa, học hành, thi cử, chọn lựa
nghề nghiệp và cơ hội việc làm đều được các phóng viên Thanh Niên trong khu vực đề cập, phản ánh, phân tích chính xác và hỗ trợ kịp thời”[144:6].
Thông tấn xã Việt Nam tại Đà Nẵng đã góp phần đáng kể vào sự phát triển nhộn nhịp của báo chí Đà Nẵng. Năm năm qua, văn phòng dại diện TTXVN tại Đà Nẵng đã phát về Tổng xã gần 4.000 tin, bài và 30 báo cáo nội bội; chụp 3.679 phim, ảnh thời sự báo chí, chế bản và in ấn 35 triệu trang in, phát hành 2.130 ngàn bản tin các loại cùng hơn 20.000 tờ báo Thể thao & Văn hoá, Tin Tức, Khoa học & Công nghệ.
Trong những năm gần đây, với một thị trường báo chí giàu tiềm năng và đang phát triển nhanh ở miền Trung, đã khiến cho cuộc cạnh tranh của các báo ở khu vực diễn ra hết sức phong phú và không kém phần quyết liệt. Nhiều báo đã tăng kỳ, tăng trang, nâng cao chất lượng thông tin, đẩy mạnh nhiều hoạt động ngoài trang báo để nâng cao thương hiệu, phát triển thị phần. Ngoài trừ các báo Nhân Dân, TTXVN có số lượng phát hành ổn định, thì trong cuộc “so tài” đó, nhiều báo đã bứt phá vươn lên, nhưng cũng không ít văn phòng hụt hơi chững lại. Trong số khoảng 15 tờ báo có in tại Đà Nẵng, một số báo như Sài gòn Giải phóng, Người Lao Động, sau một thời gian in tại Đà Nẵng, nay đã tạm ngưng vì không hiệu quả. Một số tờ khác như Tiền Phong, Lao Động… vẫn giữ duy trì được số lượng. Trong khi đó, các báo như Thanh Niên, Tuổi Trẻ lại đạt được sự tăng trưởng nhanh. Tại điểm in Đà Nẵng, Thanh Niên đạt số lượng phát hành bình quân 12.327 tờ/kỳ (2004); 16.456 tờ/kỳ (2004) và 28.000 tờ/ngày (2006). Những báo khác, có số lượng phát hành (2006) thấp hơn, khoảng: 16.000 tờ/kỳ (Tuổi Trẻ); 8.000 tờ/kỳ (Lao Động); 4.000 tờ/kỳ (Tiền Phong); 2.000 tờ/kỳ (Thể Thao)... Hai Văn phòng đại diện (Thanh Niên và Tuổi Trẻ) còn tổ chức đội xe vận tải để chủ động trong việc phát hành báo đến các tỉnh vào buổi sáng trong ngày, mà trước đó không thể sớm hơn vào đầu giờ buổi chiều.
Như vậy, từ thời kỳ đổi mới đến nay, cùng với sự phát triển báo chí địa phương, các VPĐD, nhiều loại hình báo chí cả nước được thành lập và hoạt động mạnh mẽ ở TP Đà Nẵng. Báo chí Đà Nẵng đang vươn lên thành một trong ba trung tâm báo chí cả nước. Có thể rút ra mấy nguyên nhân sau:
Một là, miền Trung được xác định là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm quốc gia1; TP Đà Nẵng được xác định là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm đó2, do vậy, các cơ quan báo chí đã nhanh chóng thiết lập các VPĐD để không
bỏ lỡ cơ hội cập nhật những sự kiện diễn ra trong khu vực.
Hai là, ngoài những lợi thế vốn có, trong thời kỳ đổi mới, nhất là 10 năm trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, TP Đà Nẵng đã vươn lên và xứng đáng với vị thế trung tâm của mình. Đà Nẵng là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng nhất để báo chí khai thác, đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ nhiều nhất (~70%) số lượng báo phát hành trong khu vực. Một thị trường báo chí giàu tiềm năng đang được đánh thức.
Ba là, lãnh đạo TP Đà Nẵng đã có một chính sách cởi mở đối với báo chí, từ việc tạo những điều kiện cần thiết cho báo chí hoạt động đến cơ chế xử lý thông tin báo chí phản ánh.
Bốn là, các cơ quan báo chí đã nhanh chóng đổi mới và phát triển, về số lượng và chất lượng; về đội ngũ và công nghệ để hội nhập với nền báo chí hiện đại trong xu thế mới.
Tuy nhiên, mặc dù có số lượng lớn nhưng quy mô, nội dung và hiệu quả hoạt động của các văn phòng đại diện là không đồng đều. Nhiều cơ quan, VPĐD