Hội Nhà báo thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu BÁO CHÍ đà NẴNG THỜI kỳ đổi mới 1986 – 2006 (Trang 60 - 63)

- Các cơ quan báo chí địa phương

2 Nghị quyết số 33/NQ-TW ngày 16/10/003 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong

2.3.1.2. Hội Nhà báo thành phố Đà Nẵng

Theo Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam (khoá VII), Hội Nhà báo Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của những người làm báo, là một bộ phận trong hệ thống chính trị của đất nước. Hội Nhà báo Việt Nam là đại diện quyền làm chủ, nguyện vọng, lợi ích hợp pháp của giới báo chí Việt Nam, tập hợp, đoàn kết, động viên các nhà báo. Hội có các nhiệm vụ như: tham gia việc chỉ đạo, quản lý hoạt động báo chí; giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về thông tin, báo chí; tư vấn và phản ánh, kiến nghị về việc quản lý hoạt động báo chí; chăm lo bồi dưỡng về chính trị, tư tưởng đạo đức, nghiệp vụ cho các nhà báo, hội viên; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên trong hoạt động báo chí… Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là thành viên của Hội Nhà báo Việt Nam [105].

Trên cơ sở sự đồng ý của Hội Nhà báo Việt Nam và quyết định 04-QĐ/TU của Tỉnh uỷ QN-ĐN, ngày 14/04/1977, Hội Nhà báo tỉnh QN-ĐN được thành lập. Sau khi ra đời, Hội Nhà báo tỉnh QN-ĐN, tuy có thu hút đông đảo các nhà báo tham gia và đã có những hoạt động khá thiết thực, hiệu quả, thúc đẩy báo chí Đà Nẵng phát triển. Song, trong điều kiện còn khó khăn về cơ sở vật chất và sự gò bó của cơ chế quan liêu bao cấp, Hội Nhà Báo QN-ĐN phát triển chưa xứng tầm. Sau khi tỉnh QN-ĐN được chia tách thành hai đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, Thành uỷ Đà Nẵng đã ban hành quyết định số 01-QĐ/TU ngày 04/01/1997 về việc thành lập các cơ quan Đảng, đoàn thể quần chúng trực thuộc Thành uỷ Đà Nẵng, trong đó có Hội Nhà báo.

Hội Nhà báo TP Đà Nẵng khi mới thành lập chỉ có khoảng 200 hội viên, 10 năm sau đó, số hội viên đã tăng dần lên 267 người (2004), và 327 người (2006). Hội Nhà báo TP Đà Nẵng có 7 chi hội trực thuộc, trong đó có 5 chi hội cơ quan báo chí địa phương và 2 chi hội cơ quan báo chí Trung ương, gồm Trung tâm THVN tại Đà Nẵng và Tạp chí Sinh hoạt Lý luận. Các Phân hội và hội viên ở

các VPĐD còn lại đều sinh hoạt theo Chi hội ngành dọc của báo. Ngoài ra, Hội Nhà báo TP Đà Nẵng còn có CLB Nhà báo nữ và CLB nhiếp ảnh, sinh hoạt theo giới tính và nghề nghiệp.

Không chỉ phát triển về số lượng hội viên và tổ chức bộ máy, hoạt động của Hội Nhà báo thành phố trong thời gian qua có nhiều khởi sắc. Từ năm 1995, Hội đã phối hợp với Phân viện Báo chí và Tuyên truyền mở lớp đại học báo chí cho đội ngũ cán bộ phóng viên các cơ quan báo chí trên địa bàn. Năm 2001, cho ra mắt tập san Người Làm Báo Đà Nẵng, phát hành quý/kỳ. Năm 2003, Hội tham mưu lãnh đạo thành phố nâng cấp giải báo chí của Hội thành giải báo chí thường niên cấp thành phố dành cho các tác phẩm báo chí xuất sắc của hội viên.

Các hoạt động thường xuyên của Hội bao gồm: tổ chức các lớp phổ biến chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước; các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí; hoạt động văn hoá, thể thao nhân ngày Nhà báo Việt Nam (21/6), Hội báo xuân hằng năm… Đáng nói, năm 2005, Hội mở một phòng đọc báo dành cho bà con vùng sâu vùng xa tại thôn 3 thôn Phú Túc, xã Hoà Phú, huyện Hoà Vang. Trong định hướng phát triển báo chí nói chung, tổ chức Hội nói riêng, đại hội lần thứ VI Hội Nhà báo thành phố đã đặt ra 10 nhiệm vụ, trong đó, trọng tâm là bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, giữ vững định hướng tuyên truyền theo quan điểm, đường lối của Đảng; củng cố và xây dựng tổ chức hội và hội viên vững mạnh; duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động thường niên như: Giải báo chí thành phố, Hội báo xuân, tập san Người Làm Báo Đà Nẵng, hoạt động văn hoá thể thao, công tác xã hội từ thiện, các phòng đọc báo…

Có thể nói, “Những người làm báo thành phố vẫn tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện tốt 10 đều quy ước đạo đức người làm báo, chưa có nhà báo hoặc hội viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp”[103:8].

Mặc dù vậy, đội ngũ làm báo ở Đà Nẵng còn những hạn chế, khuyết điểm. Cụ thể là chất lượng đội ngũ chưa đồng đều, chưa được bồi dưỡng thường xuyên và còn bất cập trong tác nghiệp, bản lĩnh chính trị, trình độ ngoại ngữ, mức độ làm chủ công nghệ làm báo còn hạn chế. Thậm chí “Một số nhà báo có khuynh hướng phản ánh thông tin theo chiều hướng mặt trái, đưa thông tin thiếu định hướng dư luận”[14:7]. Về tổ chức Đảng, đoàn thể, nhất là ở một số VPĐD còn mỏng và hoạt động hạn chế.

Một phần của tài liệu BÁO CHÍ đà NẴNG THỜI kỳ đổi mới 1986 – 2006 (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w