- Cây xanh trên đường STĐN bị chết hàng loạt
21 tỉ đồng chính thức đưa vào sử dụng.
3.4.2. Báo chí Đà Nẵng còn thiếu sự quản lý thống nhất
Hoạt động trong bối cảnh có sự phân hoá mạnh mẽ của các nhóm lợi ích trong xã hội, bản thân lại chậm đổi mới, chưa đa dạng và thiếu hấp dẫn, nên lãnh đạo của một số cơ quan truyền thông chủ trương “mở cửa” cho sự tham gia của các nhóm lợi ích khác nhau, bao gồm các nhóm lợi ích tích cực lẫn tiêu cực.
Đối tượng tham gia phổ biến vào hoạt động báo chí Đà Nẵng là các ngành, đoàn thể và lực luợng vũ trang, tiêu biểu như: Đoàn thanh niên, các ngành Y tế, khoa học và công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Thương mại, Lực lượng vũ trang thành phố. Những đơn vị này đều chủ động phối hợp với các báo, đài, nhất là truyền hình để xây dựng các chuyên mục của đơn vị mình. Những loại chương trình như thế này, về nội dung và hình thức hầu như được gợi ý hoặc yêu cầu bởi đối tác. Mặc dù thực hiện chương trình đó do phóng viên báo đài xây dựng, hoặc do tổ chức phối hợp thực hiện. Trong cả hai trường hợp đều thiếu tính chuyên nghiệp và thống nhất.
Với Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng, đối tác chủ lực là Công ty truyền thông D.I.D (TP Hồ Chí Minh). Từ năm 2001, DRT và D.I.D đã ký kết một thoả thuận hợp tác 10 năm với mục đích “nâng cao chất lượng chương trình”. Theo nội dung hợp đồng thì mỗi năm, Công ty D.I.D trả cho DRT trên 2 tỷ đồng, đổi lại, D.I.D được quyền cung cấp toàn bộ các chương trình phim và giải trí trên sóng DRT, doanh số quảng cáo thu được, sau khi trừ chi phí đầu tư, sẽ ăn chia theo tỷ lệ D.I.D 70% và DRT 30%.
Ngoài ra, Công ty Truyền hình cáp Sông Thu là liên doanh giữa Trung tâm Truyền hình cáp Đà Nẵng - Sông Thu trực thuộc Đài Phát thanh-Truyền hình Đà Nẵng với Công ty TNHH Sông Thu (TP Hồ Chí Minh), về lý thuyết, DRT chịu trách nhiệm về nội dung theo chức năng của mình và được chia lợi tức. Nhưng trên thực tế, cả hai trường hợp này đều không thực hiện được. Thực chất, mạng truyền hình cáp này do tư nhân quản lý và khai thác.
Việc thiếu sự quản lý thống nhất chặt chẽ còn thể hiện ở mối quan hệ giữa các VPĐD báo đài Trung ương, với các cơ quan quản lý và Hội Nhà báo địa phương. Về nguyên tắc, các VPĐD chịu sự quản lý tực tiếp và toàn diện của Toà soạn, đồng thời có trách nhiệm báo cáo những thay đổi về địa điểm, nhân sự và
tình hình hoạt động hằng năm cho cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn. Tuy nhiên, thực tế nhiều VPĐD chưa tự giác chấp hành sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, “chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục hồ sơ, một số khác không thông báo tình hình thay đổi nhân sự, nơi làm việc cho cơ quan quản lý nhà nước theo quy định[154:5]. Qua xác minh, chúng tôi được biết, chỉ có khoảng 20/64 VPĐD có báo cáo thường niên gửi phòng Quản lý Báo chí-Xuất bản thuộc Sở văn hoá- Thông tin thành phố. Kiểm tra thực tế địa chỉ và các số điện thoại VPĐD các báo đã đăng ký với cơ quan quản lý như Tạp chí Kinh tế Đối ngoại Việt Nam, địa chỉ 132 Nguyễn Chí Thanh, điện thoại: 886762, báo Kinh tế và Hợp tác xã, địa chỉ 81 Hoàng Diệu, điện thoại : 873334, tuần báo Xây Dựng, địa chỉ 270 Đống Đa, điện thoại: 863111, chúng tôi nhận thấy, các VPĐD này không có thật...
Trong sinh hoạt hội nghề nghiệp, trừ hai Chi hội Nhà báo Trung ương là Trung tâm THVN tại Đà Nẵng và Tạp chí Sinh hoạt Lý luận sinh hoạt tại Hội Nhà báo thành phố, các Phân hội Nhà báo các VPĐD khác đều sinh hoạt theo đơn vị mình. Do đó, công tác quản lý, bồi dưỡng, sinh hoạt nghiệp vụ dành cho hội viên trên địa bàn mới dừng lại ở các cơ quan báo chí địa phương. Thực tế này khiến cho báo chí Đà Nẵng, tuy đông nhưng chưa mạnh.
Có thể nói, do công tác quản lý nhà nước về báo chí còn chưa thật sự sâu sát, thường xuyên và còn nhiều bất cập nên “Việc chấn chỉnh, xử lý những trường hợp vi phạm các nội dung của luật báo chí chưa kịp thời và thiếu cương quyết. Công tác thanh tra kiểm tra việc thực hiện Luật báo chí chưa tiến hành thường xuyên, đều đặn. Công tác quản lý thông tin chưa kịp thời và thường bị động”[156:3].