chua.
Từ trước đến nay, việc đánh giá khả năng tạo bacterioxin của VK lactic đã được nghiên cứu khá nhiều. Tuy nhiên, mục đích của thí nghiệm này chỉ dừng ở mức xác định định tính khả năng sinh bacterioxin của VK lactic (mà ở đây là 2 chủng NB1 và NB5).
VSV chỉ thị được chúng tôi sử dụng 6 chủng thu thập như sau: Chủng Bacillus sp.
Chủng Pseudomonas sp. Chủng E. Coli
Chủng Salmonella sp.
Chủng Staphylococcus “trắng”. Chủng Staphylococcus “vàng”.
Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi thấy rằng, khả năng ức chế khuẩn của VK lactic do chúng có khả năng sinh acid lactic (làm acid hoá môi trường) và khả năng sinh bacterioxin (tuỳ loài có khả năng sinh bacterioxin). Như vậy, để xác định khả năng sinh bacterioxin, ta cần loại bỏ yếu tố pH acid của môi trường bằng cách trung hoà dịch nuôi cấy bằng NaOH 0.1 N, kiểm tra bằng giấy thử quỳ tím (giấy hoá màu xanh).
Thí nghiệm 3.3: Xác định khả năng sinh bacterioxin của VK lactic phân lập từ mắm tôm chua.
Sử dụng phương pháp xác định sự có mặt bacterioxin như đã trình bày trên môi trường thạch LB và môi trường thạch dinh dưỡng – Nutrient Agar, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Tăm thấm dịch nuôi cấy chủng NB1 (đã xử lý yếu tố pH) làm giống nghiên cứu của 6 chủng VSV chỉ thị không mọc được xung quanh.
Tăm thấm dịch nuôi cấy chủng NB5 (đã xử lý yếu tố pH) không có tác dụng với 6 chủng VSV chỉ thị, chúng vẫn phát triển bình thường.
Hình 4.10: Khả năng sinh bacterioxin của chủng NB1 kháng Pseudomonas sp.
Chúng tôi tóm tắt lại khả năng kháng của 2 chủng NB1 và NB5 như sau:
Bảng 4.9: Khả năng sinh bacterioxin của 2 chủng NB1 và NB5
Chủng VSV chỉ thị NB1 NB5 Bacillus sp. (+) (-) Pseudomonas sp. (+) (-) E. Coli (+) (-) Salmonella sp. (+) (-) Staphylococcus “trắng” (+) (-) Staphylococcus “vàng” (+) (-)
Chú thích: (+) Cho kết quả kháng dương tính (-) Cho kết quả kháng âm tính
Chủng Lactobacillus sp. không thể hiện khả năng kháng khuẩn sau khi trung hoà lượng acid lactic sinh ra trong dịch nuôi cấy, chứng tỏ chủng NB5 không có khả năng sinh bacterioxin. Bên cạnh đó, chủng Streptococcus sp. vẫn thể hiện khả năng kháng khuẩn ngay cả khi đã trung hoà lượng acid sinh ra trong dịch nuôi cấy, chứng tỏ chủng NB1 có sinh ra một chất khác có tính kháng khuẩn, có thể là bacterioxin.
Với kết quả này, chúng tôi sơ bộ kết luận rằng, chủng NB1 có thể có khả năng sinh bacterioxin – có hoạt tính kháng khuẩn, trong khi đó, chủng NB5 không có khả năng sinh bacterioxin.