Thí nghiệm 3.1 Xác định đường cong sinh trưởng của VK lactic phân lập từ

Một phần của tài liệu báo cáo sơ bộ tìm hiêủ vai tro ̀ cuả vi khuẩn lactic trong quá trình sản xuất mắm tôm chua (Trang 59)

nguồn mắm tôm chua.

Xác định đường cong sinh trưởng của 2 chủng NB1 và NB5 giúp ta kiểm soát được quá trình nuôi cấy và xác định được thời gian thích hợp nhất cho quá trình thu sinh khối. Ngoài ra, ta có thể sơ bộ xác định mối quan hệ giữa quá trình sinh trưởng, phát triển của VK lactic với khả năng sinh acid lactic, khả năng ức chế khuẩn của chúng.

Chúng tôi tiến hành xác định đường cong sinh trưởng của 2 chủng NB1 và NB5

trên môi trường lỏng MRS, pH 6.5 trong tủ nuôi ổn nhiệt ở nhiệt độ 30 oC. Mẫu được đo OD đến thời điểm 96 giờ sau khi nuôi cấy, cứ 4 giờ nuôi cấy lấy mẫu một lần đo OD, mỗi lần đo được nhắc lại 3 lần. Sau đó, sử dụng phương pháp thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel. Kết quả theo dõi trị số đo OD khi nuôi cấy chủng NB1 và NB5

được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.5: Khả năng sinh trưởng của 2 chủng VK lactic xác định qua trị số đo OD620 nm

OD620 TRUNG BÌNH

Chủng

Thời gian NB1 NB5

04 giờ nuôi cấy 0.244 0.301

08 giờ nuôi cấy 0.540 0.695

12 giờ nuôi cấy 0.920 1.013

16 giờ nuôi cấy 1.231 1.321

20 giờ nuôi cấy 1.588 1.643

24 giờ nuôi cấy 1.854 1.976

28 giờ nuôi cấy 2.019 2.249

32 giờ nuôi cấy 2.029 2.340

36 giờ nuôi cấy 2.043 2.407

40 giờ nuôi cấy 2.059 2.410

44 giờ nuôi cấy 2.078 2.413

48 giờ nuôi cấy 2.080 2.409

52 giờ nuôi cấy 2.043 2.389

56 giờ nuôi cấy 2.010 2.298

60 giờ nuôi cấy 1.980 2.289

64 giờ nuôi cấy 1.979 2.256

68 giờ nuôi cấy 1.981 2.198

72 giờ nuôi cấy 1.982 2.190

Biểu đồ 4.1: Đường cong sinh trưởng của chủng NB1

Như vậy, dựa vào bảng số liệu và đồ thị đường cong sinh trưởng của chủng NB1, chúng tôi sơ bộ đưa ra một số nhận xét sau:

 Chủng NB1 phát triển mà bỏ qua giai đoạn thích ứng. Điều này được giải thích do môi trường hoạt hóa giống và môi trường lên men là giống nhau – Môi trường MRS dịch thể.

 Giai đoạn phát triển của chủng NB1 khá dài, tính đến khoảng 24 – 28 giờ sau nuôi cấy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Chủng NB1 đạt pha cân bằng ở khoảng 28 giờ sau nuôi cấy.

 Giai đoạn cân bằng ở chủng NB1 diễn ra khá dài, từ khoảng 28 – 48 giờ sau nuôi cấy. Điều này chứng tỏ chủng NB1 có khả năng duy trì phát triển tốt.

 Mật độ tế bào đạt giá trị cực đại khoảng 40 – 48 giờ sau nuôi cấy.  Từ 48 giờ trở đi, tế bào chủng NB1 bắt đầu già hóa và chết dần.

Phương pháp nghiên cứu xác định đường cong sinh trưởng của chủng NB1 được chúng tôi tiếp tục áp dụng với chủng NB5, kết quả thu được được thể hiện bằng bảng số liệu và biểu đồ như sau:

Biểu đồ 4.2: Đường cong sinh trưởng của chủng NB5

Tương tự, dựa vào bảng số liệu và đồ thị đường cong sinh trưởng của chủng NB5, chúng tôi đánh giá một vài nhận xét như sau:

 Chủng NB5 phát triển mà bỏ qua giai đoạn thích ứng với môi trường lên men. Điều này cũng được giải thích giống như ở trường hợp nuôi cấy chủng NB1 do môi trường hoạt hóa giống và môi trường lên men là giống nhau – Môi trường MRS dịch thể.

 Giai đoạn phát triển của chủng NB5 khá dài, tính đến khoảng 28 – 32 giờ sau nuôi cấy.

 Chủng NB5 đạt pha cân bằng ở khoảng 36 giờ sau nuôi cấy.

 Giai đoạn cân bằng ở chủng NB5 diễn ra khá dài, từ khoảng 36 – 52 giờ sau nuôi cấy. Điều này chứng tỏ chủng NB5 có khả năng duy trì phát triển tốt.

 Mật độ tế bào đạt giá trị cực đại khoảng 40 – 48 giờ sau nuôi cấy.  Từ 52 giờ trở đi, tế bào chủng NB1 bắt đầu già hóa và chết dần.

Một phần của tài liệu báo cáo sơ bộ tìm hiêủ vai tro ̀ cuả vi khuẩn lactic trong quá trình sản xuất mắm tôm chua (Trang 59)