Phân tích hồi quy để xác định cụ thể trọng số của từng yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng trong chính sách giá sản phẩm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách marketing mix tại công ty bảo minh quảng bình (Trang 75 - 80)

V Xe ôtô chở hàng (xe tải)

2.3.2.5 Phân tích hồi quy để xác định cụ thể trọng số của từng yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng trong chính sách giá sản phẩm

sự hài lòng của khách hàng trong chính sách giá sản phẩm

Việc sử dụng các nhân tố để nghiên cứu đánh giá về chính sách giá của BMQB như các biến độc lập có ảnh hưởng đến đánh giá chung về chính sách Marketing - mix bảo hiểm của khách hàng. Chúng tôi sử dụng mô hình hồi quy tương quan theo bước (Step-wise linear regression) để chọn ra những biến có ảnh hưởng nhiều đến sự hài lòng của khách hàng.

Phân tích hồi quy tương quan theo bước đòi hỏi các biến số độc lập được đưa lần lượt vào mô hình, từ đó thông qua mức độ thay đổi trong R-squared nhiều hay ít mà có thể hiểu biến số này có mức độ ảnh hưởng lớn hay nhỏ đến sự hài lòng của khách hàng đến chính sách sản phẩm. Với tiêu chuẩn chọn lựa một biến để đưa vào mô hình là xác suất của thống kê F ≤ 0,05 (Probability of F - to - enter). Tiêu chuẩn để đưa một biến ra khỏi mô hình là xác suất của thống kê F ≥ 0,10.

Các biến đưa vào mô hình như sau: Biến độc lập: G1 : Biểu phí linh họat

(Ký hiệu : BP_linhhoat)

G2 : Biểu phí phù hợp với khả năng tài chính (Ký hiệu : BP_phuhop)

G3 : Biểu phí có tính cạnh tranh cao (Ký hiệu : BP_canhtranh)

Biến phụ thuộc : Y : Sự hài lòng của khách hàng đối với chính sách giá

Sử dụng phân tích hồi quy theo bước, các biến số độc lập lần lượt được đưa vào mô hình.

Bước 1: Biến số G1 đưa vào mô hình để đánh giá sự tác động của biểu phí linh họat của Bảo Minh đến sự hài lòng của khách hàng.

Bước 2: Biến số G2 đánh giá sự tác động của biểu phí phù hợp với khả năng tài chính được đưa vào mô hình.

Bước 3: Biến số G3 đánh giá sự tác động của biểu phí có tính cạnh tranh cao tiếp tục được đưa vào mô hình.

Với cách thức đưa lần lượt các biến vào mô hình như vậy, khi một biến số mới được đưa vào mô hình, sự thay đổi chỉ số R-squared sẽ cho biết mức độ ảnh hưởng của biến số mới được đưa vào. Nếu R-squared thay đổi càng nhiều thì mức độ ảnh hưởng của biến số đó càng lớn, ngược lại nếu mức độ thay đổi của R-squared bé, thì mức độ ảnh hưởng của biến số đó đến sự hài lòng của khách hàng sẽ không lớn.

Kết quả hồi quy được trình bày tại bảng 2.16 và 2.17 theo lần lượt từng bước, có thể nhận biết rằng sau khi biến số G1 được đưa vào mô hình tại bước 1, chỉ số R- Squared là 0,613, tức là biến biểu phí linh họat giải thích được 61,3% sự thay đổi của biến phụ thuộc Y (Sự hài lòng của khách hàng đối với chính sách giá). Khi biến số G2, G3, lần lượt được đưa vào mô hình tại các bước tiếp theo, thì chỉ số R-Squared tăng lần lượt là: 19,2% và 10,4%. Như vậy, có thể nói các biến độc lập là các biến rất quan trọng trong việc giải thích cho sự thay đổi của biến sự hài lòng của khách hàng.

Bảng 2.16: Kết quả mô hình hồi quy tương quan theo bước các nhân tố về chính sách giá tác động đến khách hàng

hình

R Square Thay đổi R Square Thay đổi chỉ số thống kê F Bậc tự do 1 Bậc tự do 2 Thay đổi Sig. F Durbin- Watson 1 .613 .613 202.340 1 128 .000 2 .805 .192 124.809 1 127 .000 3 .909 .104 144.243 1 126 .000 1.823

(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)

* Kiểm định hiện tượng da cộng tuyến

Trong trường hợp mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến tức là các biến độc lập tương quan chặt chẽ với nhau và nó cung cấp cho mô hình những thông tin rất giống nhau và khó tách ảnh hưởng của từng biến riêng lẻ, nên để tránh diễn giải sai lệch kết quả hồi quy so với thực tế cần phải đánh giá, đo lường hiện tượng đa cộng tuyến.

Để đo lường hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập đa sử dụng nhân tử phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor). Nhân tử phóng đại phương sai - VIF có liên hệ gần với độ chấp nhận - Tolerance (= 1 - 2

i

R ). Thực tế nó là nghịch đảo của độ chấp nhận, tức là đối với biến Xi thì VIF = 1/(1 - 2

i

R ). Khi Tolerance nhỏ thì VIF lớn, quy tắc là khi VIF vượt quá 2, đó là dấu hiệu của Đa cộng tuyến.

Theo các giá trị trên Bảng 2.17, ta thấy các nhân tử phóng đại phương sai đều nhỏ hơn 1,7 nghĩa là không xảy ra hiện tượng trong đa cộng tuyến trong mô hình.

* Kiểm định hiện tượng tự tương quan

Nếu mô hình có hiện tượng tương quan chuỗi hay tự tương quan thì các kiểm định sẽ mất hiệu lực, do đó để các tham số của mô hình có ý nghĩa thống kê thì cần phải kiểm định hiện tượng tự tương quan. Trị số thống kê Durbin – Watson (d) bằng 2,106 thỏa mãn điều kiện: dU= 1,774 < d = 1,823 <4-dU =2,226 do đó mô hình không có tự tương quan bậc 1.

* Kiểm định độ phù hợp của mô hình

Ta có hệ số R-Square sử dụng để phản ánh mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến.

Kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai là một phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể.

Trị thống kê F được tính từ giá trị R-Square của mô hình đầy đủ bằng 418,947 (bảng phân tích ANOVA phần phụ lục), với mức ý nghĩa Sig. rất nhỏ cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính bội của ta phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.

Bảng: 2.17: Phân tích hồi quy tương quan theo bước các nhân tố về chính sách giá tác động đến khách hàng

Các bước

Mô hình hồi quy theo từng bước Hệ số hồi quy j)

Giá trị t Chỉ số đa cộng tuyến VIF

1 Hệ số chặn 1.040 7.766***

Biểu phí linh họat .648 14.225*** 1.000

2 Hệ số chặn .468 4.322***

Biểu phí linh họat .424 11.113*** 1.381

Biểu phí phù hợp với khả năng tài

chính .402 11.172*** 1.381

3 Hệ số chặn .181 2.315**

Biểu phí linh họat .290 10.200*** 1.632

Biểu phí phù hợp với khả năng tài

chính .344 13.701*** 1.433

Ghi chú: (**): Mức ý nghĩa 5%: (***): Mức ý nghĩa 1%

(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)

* Kiểm định độ các hệ số hồi quy riêng phần

Một vấn đề nữa cần xem xét là các hệ số hồi quy riêng phần. Hệ số hồi quy riêng phần βk đo lường sự thay đổi trong giá trị trung bình Y khi Gk thay đổi 1 đơn vị, giữa các biến độc lập còn lại không thay đổi. Nói một cách khác, nó cho biết ảnh hưởng "thuần" của các thay đổi 1 đơn vị trong Gk đối với giá trị trung bình của biến phụ thuộc Y khi loại trừ ảnh hưởng của các biến độc lập khác.

Các hệ số hồi quy riêng phần của tổng thể cũng cần được thực hiện kiểm định giả thuyết βj = 0. Các hệ số hồi quy đều có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 0,01.

Như vậy, mô hình hồi quy tuyến tính bội sẽ có dạng như sau: Yi = β1 + β2G1i + β3 G2i + ....+ βp Gki + ei

 Đánh giá chung = 0,181 + 0,344 x BP_phuhop + 0,304 x BP_canhtranh + 0,290 x BP_linhhoat

Hay được viết lại là:

Mức độ hài lòng của khách hàng đối với chính sách giá của BMQB = 0,181 + 0,290 x Biểu phí linh họat + 0,344 x Biểu phí phù hợp với khả năng tài chính + 0,304 x Biểu phí có tính cạnh tranh cao

Biểu phí phù hợp với khả năng tài chính có ảnh hưởng rất lớn đến chính sách giá của marketing mix, điểm đầu tiên được đánh giá quan trọng nhất đó là phải phù hợp với khả năng tài chính hay túi tiền của khách hàng, tiếp đến là phải có tính cạnh tranh cao và tất nhiên phải có tính linh hoạt nhằm đáp ứng và thõa mãn nhu cầu khách hàng, làm cho khách hàng hài lòng từ đó nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh.

Với kết quả trên cho thấy các yếu tố có mặt trong mô hình có ảnh hưởng rất lớn đến cảm nhận của khách hàng về chính sách sản phẩm của BMQB. Nói cách khác, các yếu tố này có quan hệ rất chặt chẽ với ý kiến đánh giá của khách hàng về

chính sách marketing của BMQB. Mối quan hệ tuyến tính này được giải thích rằng nếu BMQB khi Biểu phí phù hợp với khả năng tài chính, tăng thêm 1 điểm thì mức độ hài lòng của khách hàng về chính sách giá trong marketing bảo hiểm sẽ tăng thêm 0,344 điểm. Cùng với cách giải thích tương tự, chúng ta sẽ thấy được ý nghĩa của các nhân tố còn lại trong mô hình.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách marketing mix tại công ty bảo minh quảng bình (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w