Về chính sách đào tạo và thăng tiến

Một phần của tài liệu Đánh giá và so sánh mức độ hài lòng của của nhân viên đối với doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và ngân hàng sài gòn thương tín (Trang 95 - 97)

GIÁM ĐỐC Phòng

3.3.1.4 Về chính sách đào tạo và thăng tiến

Đào tạo phải luôn gắn liền với nhiệm vụ kinh doanh và chiến lược phát triển trong từng giai đoạn của mỗi ngân hàng. Để nâng cao trình độ cán bộ của một ngân hàng lớn, địa bàn hoạt động rộng, đối tượng phục vụ đa dạng, công nghệ chưa tiên tiến ... như NH SGTT và NHNo & PTNT, công tác đào tạo không thể tiến hành một cách tràn lan, nóng vội. Cần xác định chiến lược đào tạo trên cơ sở chiến lược phát triển; từ đó xác định, phân loại nhu cầu đào tạo, phân loại trình độ theo tiêu chuẩn hoá để xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với các đối tượng cán bộ; áp dụng công nghệ, phương pháp tiên tiến để chuẩn hoá công tác quản lý và tổ chức đào tạo; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật cho các trung tâm đào tạo và một số cơ sở đào tạo khu vực. Cụ thể như sau:

- Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực.

Các ngân hàng cần xây dựng chiến lược về nguồn nhân lực phù hợp với chiến lược phát triển. Đó là những chính sách dài hạn, ổn định về tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, chế độ đãi ngộ ... Có chiến lược nguồn nhân lực rõ ràng thì hoạt động đào tạo mới đặt ra được các định hướng mục tiêu đúng, mới xây dựng được chương trình, kế

hoạch đào tạo dài hạn, giải quyết được tình trạng lúng túng, chắp vá, kém hiệu quả của công tác đào tạo hiện nay.

- Phân cấp đào tạo theo đối tượng học viên.

Từ thực tế số lượng cán bộ tại hai ngân hàng, trình độ chuyên môn khác nhau, nhu cầu đào tạo lớn và đa dạng nên việc phân cấp đào tạo theo đối tượng học viên sẽ góp phần giải quyết nhiều vấn đề bất cập trong thiết kế nội dung các khoá đào tạo, cụ thể:

+ Các trung tâm đào tạo thực hiện các chương trình đào tạo dành cho cán bộ tại trụ sở chính, lãnh đạo tại các chi nhánh cấp 1, cấp 2 ... Nội dung đào tạo tập trung vào khoa học quản lý, nghiệp vụ chuyên sâu, công nghệ, sản phẩm dịch vụ mới, kiến thức kinh tế, kỹ thuật ngành... Hình thức đào tạo là các khoá học được thiết kế theo các tiêu chuẩn của khoá học hiện đại với phương pháp giảng dạy tiên tiến.

+ Các ngân hàng chi nhánh cấp một sẽ thực hiện các chương trình đào tạo cho cán bộ nhân viên mới và cán bộ nghiệp vụ theo định hướng của trung tâm đào tạo và nhu cầu thực tế. Nội dung tập trung vào rèn luyện kỹ năng, cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ dưới hình thức tập huấn, hội nghị, chuyên đề... trong thời gian ngắn.

- Kết hợp các phương pháp xác định nhu cầu đào tạo:

Song song với việc áp dụng phương pháp phản hồi trong xác định nhu cầu như hiện nay cần tổ chức nghiên cứu và thực hiện phương pháp đón trước. Khác với phương pháp phản hồi thường mang lại kết quả muộn, phương pháp đón trước cho phép có thể dự báo sớm nhu cầu đào tạo và chuẩn bị trước để đáp ứng các nhu cầu đó, tính thiết thực của hoạt động đào tạo được đảm bảo. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi phải có những chuyên gia được đào tạo các kiến thức và kỹ năng liên quan.

- Thực hiện quản lý sau đào tạo:

Cần khẩn trương xây dựng quy trình quản lý sau đào tạo và hướng dẫn các đơn vị nghiêm túc thực hiện công việc này. Đây là công việc phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực ngoài đào tạo nên cần sự chỉ đạo nhất quán và sự phối hợp tốt của các bộ phận.

- Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo:

Cán bộ quản lý đào tạo phải đươc đào tạo về nghiệp vụ quản lý đào tạo, đồng thời phải am hiểu về nghiệp vụ ngân hàng. Có như vậy mới đủ khả năng để giám sát, đánh giá các công việc trong quy trình đào tạo. Tại trung tâm đào tạo của các ngân hàng cần có đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo trình độ cao, giỏi nghiệp vụ, giàu kinh nghiệm để đủ khả năng đề xuất, thiết kế nội dung đào tạo, đánh giá chất lượng, hiệu quả đào tạo. Tại các đơn vị phải bố trí những cán bộ thực sự có năng lực, tâm huyết với công việc đào tạo.

- Đa dạng hóa các hình thức đào tạo trong và ngoài nước, bao gồm: Đào tạo cơ bản, đào tạo nâng cấp, đào tạo tại chỗ, đào tạo thường xuyên và cập nhật kiến thức cho mọi đối tượng CBCNV trên cơ sở đảm bảo chất lượng đào tạo và không làm ảnh hưởng hoạt động kinh doanh.

- Hợp tác, liên kết với các cơ sở đào tạo lớn và có uy tín trong nước và ngoài

nước để thực hiện các chương trình đào tạo cơ bản, đào tạo nâng cao trình độ, kĩ

năng cho CBCNV.

Một phần của tài liệu Đánh giá và so sánh mức độ hài lòng của của nhân viên đối với doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và ngân hàng sài gòn thương tín (Trang 95 - 97)

w