Kiểm định độ tin cậy của các thang đo.

Một phần của tài liệu Đánh giá và so sánh mức độ hài lòng của của nhân viên đối với doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và ngân hàng sài gòn thương tín (Trang 47 - 50)

GIÁM ĐỐC Phòng

2.2.2 Kiểm định độ tin cậy của các thang đo.

Trong phần này, chúng tôi sử dụng thống kê SPSS để kiểm định độ tin cậy của các thành phần trong thang đo mức độ hài lòng của nhân viên đối với doanh nghiệp tại NH SGTT và NHNo&PTNT. Để xác định giá trị tin cậy của các thành phần trong thang đo, chúng ta sử dụng hệ số Cronbanch's Alpha. Kết quả kiểm nghiệm độ tin cậy (Reliability Analysis) ở Bảng 2.2 cho thấy độ tin cậy của các thang đo đều đạt yêu cầu.

Bảng 2.2 : Kiểm định độ tin cậy của các thang do

STT Yếu tố Hệ số Crobanch'S Alpha

NH SGTT NHNo & PTNT

01 Công việc 0.7349 0.8077

02 Đào tạo và thăng tiến 0.7840 0.8881

04 Thu nhập 0.7357 0.9159 05 Công việc trên bình diện chung 0.7328 0.8102

06 Ý định gắn bó với DN 0.8001 0.8789

( Nguồn: Kết quả điều tra tháng 02/2009)

Ghi chú - Hệ số Cronbach <0.6 thang đo không đủ độ tin cậy để giải thích - 0,6 < hệ số Cronbach < 0.8 thang đo đủ độ tin cậy để giải thích - 0.8 <Hệ số Cronbach <1 thang đo có đủ độ tin cậy tốt để giải thích

Hệ số Crobanch 's Alpha ở tất cả các tiêu chí ở hai ngân hàng đều lớn hơn 0,6. Điều này giúp chúng ta có thể kết luận là độ tin cậy của các bộ thang đo dùng trong phân tích đều được kiểm định chấp nhận được. Nói cách khác, bộ thang đo đã đảm bảo được độ tin cậy cho phép và được sử dụng để tiếp tục phân tích cho các phần sau.

2.2.3 So sánh mức độ hài lòng của nhân viên đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Mục đích thông qua phần này chúng ta sẽ tìm ra được những điểm khác biệt cơ bản về mức độ hài lòng đối với các yếu tố : công việc, chính sách đào tạo, môi trường và không khí làm việc, thu nhập, ý thức gắn bó với tổ chức của nhân viên tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn nếu phân theo nhóm giới tính, độ tuổi, thâm niên công tác và vị trí công tác. Như vậy theo mục tiêu nghiên cứu, cụ thể chúng ta sẽ kiểm định các giả thiết sau:

Giả thiết 1:

Ho: không có sự khác biệt về mức độ hài lòng của CBCNV giữa NHSGTT và NHNo & PTNT theo giới tính.

H1: có sự khác biệt về mức độ hài lòng của CBCNV giữa NHSGTT và NHNo&PTNT theo giới tính.

Giả thiết 2:

Ho: không có sự khác biệt về mức độ hài lòng của CBCNV giữa NHSGTT và NHNo&PTNT theo độ tuổi.

H1: có sự khác biệt về mức độ hài lòng của CBCNV giữa NHSGTT và NHNo&PTNT theo độ tuổi.

Giả thiết 3:

Ho: không có sự khác biệt về mức độ hài lòng của CBCNV giữa NHSGTT và NHNo&PTNT theo thâm niên công tác.

H1: có sự khác biệt về mức độ hài lòng của CBCNV giữa NHSGTT và NHNo&PTNT theo thâm niên công tác.

Giả thiết 4:

Ho: không có sự khác biệt về mức độ hài lòng của CBCNV giữa NHSGTT và NHNo&PTNT theo vị trí công tác.

H1: có sự khác biệt về mức độ hài lòng của CBCNV giữa NHSGTT và NHNo&PTNT theo vị trí công tác.

Giả thiết 5:

Ho: không có sự khác biệt về mức độ hài lòng đối với yếu tố "công việc" của các nhóm CBCNV giữa NHSGTT và NHNo&PTNT.

H1: có sự khác biệt về mức độ hài lòng đối với yếu tố "công việc" của các nhóm CBCNV giữa NHSGTT và NHNo&PTNT.

Giả thiết 6:

Ho: không có sự khác biệt về mức độ hài lòng đối với "chính sách đào tạo và thăng tiến" của các nhóm CBCNV giữa NHSGTT và NHNo&PTNT.

H1: có sự khác biệt về mức độ hài lòng đối với "chính sách đào tạo và thăng tiến" của các nhóm CBCNV giữa NHSGTT và NHNo&PTNT.

Giả thiết 7:

Ho: không có sự khác biệt về mức độ hài lòng đối với "môi trường và không khí làm việc" của các nhóm CBCNV giữa NHSGTT và NHNo&PTNT.

H1: có sự khác biệt về mức độ hài lòng đối với "môi trường và không khí làm việc" của các nhóm CBCNV giữa NHSGTT và NHNo&PTNT.

Ho: không có sự khác biệt về mức độ hài lòng đối với "thu nhập" của các nhóm CBCNV giữa NHSGTT và NHNo&PTNT.

H1: có sự khác biệt về mức độ hài lòng đối với "thu nhập" của các nhóm CBCNV giữa NHSGTT và NHNo&PTNT.

Giả thiết 9:

Ho: không có sự khác biệt về mức độ hài lòng đối với "công việc trên bình diện chung" của các nhóm CBCNV giữa NHSGTT và NHNo&PTNT.

H1: có sự khác biệt về mức độ hài lòng đối với "công việc trên bình diện chung" của các nhóm CBCNV giữa NHSGTT và NHNo&PTNT.

Giả thiết 10:

Ho: không có sự khác biệt về "mức độ gắn kết với tổ chức" của các nhóm CBCNV giữa NHSGTT và NHNo&PTNT.

H1: có sự khác biệt về "mức độ gắn kết với tổ chức" của các nhóm CBCNV giữa NHSGTT và NHNo&PTNT.

Một phần của tài liệu Đánh giá và so sánh mức độ hài lòng của của nhân viên đối với doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và ngân hàng sài gòn thương tín (Trang 47 - 50)

w