Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT, chi nhánh Thừa Thiên Huế.

Một phần của tài liệu Đánh giá và so sánh mức độ hài lòng của của nhân viên đối với doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và ngân hàng sài gòn thương tín (Trang 40 - 42)

chi nhánh Thừa Thiên Huế.

Đại hội Đảng cộng sản Việt nam lần thứ VI (tháng 12/1986) đề ra đường lối đổi mới chuyển nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Đổi mới hệ thống ngân hàng được coi là khâu then chốt của công cuộc đổi mới, vì ngân hàng là huyết mạch, tấm gương phản ánh nền kinh tế. Ngày 26/3/1988 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định số:53/HĐBT thành lập các ngân hàng chuyên doanh. Từ khi ra đời đã góp phần to lớn vào sự nghiệp đổi mới cuả đất nước. Mặc dù, nền kinh tế thế giới đặc biệt là nền kinh tế khu vực còn chưa khắc phục hết hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng nền kinh tế Việt nam vẫn tiếp tục ổn định và tăng trưởng nhanh với tốc độ tăng trưởng GDP trên 5% một năm. Hệ thống ngân hàng Việt nam ngày càng khẳng định vị thế và vai trò của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, NHN0&PTNT Việt Nam trở thành một ngân hàng thương mại lớn nhất cả về tổ chức và quy mô hoạt động. Kể từ ngày thành lập hệ thống mạng lưới giao dịch của NHN0&PTNT Việt Nam đã được phát triển không ngừng với hơn 2200 chi nhánh năm 2008, có mặt hầu hết tại các khu trung tâm kinh tế và thành phố, thị xã. Điều đó chứng tỏ việc mở rộng thị phần ở các địa bàn có điều kiện kinh doanh thuận lợi vẫn được duy trì và phát triển.

Hơn 20 năm hoạt động, hệ thống ngân hàng đang xúc tiến mạnh mẽ chương trình đổi mới theo tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cơ chế chính sách đang được chỉnh sửa theo hướng tăng nhiều quyền tự chủ kinh doanh cho các ngân hàng thương mại, tiến trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng đang được triển khai nhanh chóng. Đó chính là cơ hội thuận lợi cho các chi nhánh phát huy được quyền tự chủ trong kinh doanh.

Trước bối cảnh về điều kiện kinh tế chính trị - xã hội trên địa bàn cũng như các điều kiện về phát triển chung của toàn ngành, chi nhánh NHN0&PTNT Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số: 198/ 1998/QĐ-NHNN5 ngày 2/6/1998, của Thống đốc

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có trụ sở tại số 10 đường Hoàng Hoa Thám, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế.

Kể từ khi thành lập, NHN0&PTNT Thừa Thiên Huế đã góp phần xứng đáng vào kết quả đổi mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn Thừa Thiên Huế và khai thác khả năng nguồn vốn nội lực tại các trung tâm kinh tế phục vụ nhu cầu vốn cho sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.

Thành phố Huế là trung tâm văn hoá, kinh tế chính trị của cả tỉnh với nhiều điều kiện hết sức thuận lợi cho sự mở rộng và phát triển của chi nhánh. Tuy nhiên, trên địa bàn có rất nhiều các ngân hàng thương mại có trụ sở hoạt động (18 hệ thống các ngân hàng thương mại Quốc doanh và cổ phần) với màng lưới rộng khắp (gần 70 chi nhánh lớn nhỏ) dàn trải toàn tỉnh; đây cũng là một địa bàn luôn có nhiều thách thức đối với Chi nhánh NHN0&PTNT Thừa Thiên Huế.

Ngay từ khi mới ra đời, quy mô hoạt động còn đơn điệu với số vốn nhỏ so với nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế địa phương rất lớn. Bên cạnh đó, với sự vươn lên của các thế hệ lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của Chi nhánh và được sự quan tâm chỉ đạo của NHN0 Việt Nam cũng như sự ủng hộ kịp thời của cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp, Chi nhánh đã đề ra các nhiệm vụ chính trong từng thời kỳ kinh doanh đó là :

- Triển khai hoạt động kinh doanh với phương châm hành động là“Vì sự thành đạt của khách hàng”

- Tăng cường công tác Marketing thu hút khách hàng. - Tổ chức các dịch vụ tăng tính tiện ích cho khách hàng. - Xây dựng các nội quy, quy chế điều hành, cơ chế khoán …

Từ ngày mới thành lập, cán bộ trong Chi nhánh chủ yếu là các bộ được đào tạo thời kỳ bao cấp không đáp ứng được nhu cầu đổi mới của ngành đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc triển khai nhiệm vụ kinh doanh và tăng lợi nhuận. Đến ngày 31/12/2008 tổng số cán bộ công nhân viên toàn Chi nhánh là 419 người, trong đó có các cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 71,36% còn lại là các cán bộ cao đẳng và trung cấp.

Một phần của tài liệu Đánh giá và so sánh mức độ hài lòng của của nhân viên đối với doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và ngân hàng sài gòn thương tín (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w