Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Đánh giá và so sánh mức độ hài lòng của của nhân viên đối với doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và ngân hàng sài gòn thương tín (Trang 30 - 34)

Để hoàn thiện các mối quan hệ lao động trong doanh nghiệp, tìm ra các biện pháp kích thích động viên nhân viên thích hợp nhất, các doanh nghiệp nên tìm hiểu quan điểm, mức độ thoả mãn của nhân viên và ý thức gắn bó với tổ chức thông qua việc định kì thực hiện các cuộc điều tra, khảo sát trong doanh nghiệp. Ở nước ngoài, các tổ chức doanh nghiệp, công ty, hiệp hội, báo chí... đã tổ chức khá nhiều các cuộc tuyển chọn, nghiên cứu và điều tra về vấn đề này. Nổi bật và để lại nhiều đóng góp lớn nhất cả về mặt lý luận và thực tiễn đó là hệ thống Chỉ số mô tả công việc (JDI -

Job Decriptive Index) và Công việc trên bình diện chung ( JIG - Job In General ). JDI được nghiên cứu đầu tiên là do Smith, Kendall và Hulin (1969) đó là: chính bản thân công việc, tiền lương, cơ hội thăng tiến, người quản lý và đồng nghiệp. Sau đó được bổ sung thêm công việc trên bình diện chung (JIG) và được hoàn thiện bởi các chuyên gia của trường Đại học Bowling Green State của Mỹ.

Tại Việt Nam, bắt đầu từ cuối tháng 7 năm 2006, cuộc khảo sát "50 nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam" - nhằm tìm kiếm ra 50 công ty tốt nhất để làm việc tại Việt Nam thông qua ý kiến của nhân viên và sự hài lòng của họ đối với các yếu tố về nhân sự - do Báo Thanh Niên, Công ty Navigos Group và ACNielsen tổ

chức đã đi đến kết quả cuối cùng. Đây là cuộc khảo sát đầu tiên với các yếu tố tự nguyện (các doanh nghiệp tự nguyện tham gia), hiện đại (khảo sát trên mạng) và khoa học (các câu hỏi do ACNielsen, Navigos chuẩn bị)... Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp khi tham gia phải thực sự tự tin và chấp nhận thử thách. Đây là cuộc khảo sát đầu tiên ở nước ta về lĩnh vực quản lý nhân sự và quản trị nguồn nhân lực. Sự thành công của cuộc khảo sát và chân dung của 50 nhà tuyển dụng hàng đầu không những sẽ giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp có thể thiết lập các cơ chế, chính sách để góp phần tốt nhất trong việc xây dựng sự phát triển của công ty mà còn giúp người tìm việc có cơ hội nhìn thấy các công ty tốt nhất về nhiều mặt.

Qua cuộc khảo sát này, chúng ta nhận thấy tính toàn diện trong vấn đề tổ chức nhân sự của một công ty. Nhân viên đi làm tại một công ty không chỉ vì lương cao, phúc lợi tốt mà còn quan tâm đến môi trường làm việc, đào tạo, sự thăng tiến và văn hóa của công ty đó. Đây là một kinh nghiệm rất tốt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi xây dựng và phát triển hoạt động nhân sự của công ty. Kết quả cuộc khảo sát cho

thấy lương bổng và phúc lợi là các yếu tố quan trọng nhất đối với nhân viên trong một công ty. Bên cạnh đó, nhân viên lại ít hài lòng nhất đối với các yếu tố an toàn lao động, sức khỏe, đào tạo và phát triển. Đây là một kết quả khá thiết thực và hữu

ích dành cho các doanh nghiệp nghiên cứu. Thành tựu lớn nhất đạt được sau cuộc khảo sát là các công ty sẽ nhận ra các giá trị đích thực để có thể làm hài lòng nhân viên, từ đó góp phần mang đến sự cải thiện dịch vụ, sản phẩm dành cho khách hàng.

Cuộc khảo sát cũng được Ban tổ chức nghiên cứu và thực hiện ở các năm tiếp theo với quy mô lớn hơn, địa bàn rộng hơn, phân chia theo nhiều mô hình công ty và phối hợp với nhiều hoạt động xã hội khác, từ đó có thể góp phần xây dựng nên các yếu tố chuẩn xác về một nhà tuyển dụng tốt nhất tại Việt Nam.

Một công trình nghiên cứu khác của Tiến sĩ Trần Kim Dung cũng đã chỉ ra mức độ khác biệt về trình độ quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp du lịch theo hình thức sở hữu và loại hình kinh doanh – thông qua số liệu sơ cấp của các cuộc điều tra tại 86 doanh nghiệp; 558 phiếu điều tra cá nhân về quan điểm của nhân viên và 125 phiếu điều tra về đánh giá của khách hàng đối với đội ngũ, nhân viên du lịch trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh. Số liệu được xử lý trên phần mềm SPSS. Mức độ hài lòng của nhân viên trong doanh nghiệp được đánh giá theo 5 bậc: từ 5 là rất tốt đến 1 là rất kém. Kết quả cho thấy nhân viên có mức độ hài lòng chung trong doanh

nghiệp là trên trung bình (3,52). Sự khác biệt về mức độ hài lòng của nhân viên theo trình độ văn hoá, tuổi tác, giới tính, loại hình sở hữu của doanh nghiệp không lớn. Trong đó, những người có trình độ văn hoá, chức vụ và tuổi tác cao hơn thường có mức độ hài lòng cao hơn. Cuộc điều tra còn tiến hành nghiên cứu mức độ ảnh hưởng

của bốn nhóm yếu tố chính đến sự hài lòng chung của nhân viên đối với doanh nghiệp.

- Công việc. Đánh giá mức độ hài lòng với công việc đang thực hiện của nhân viên thông qua các tiêu thức: điều kiện cơ sở vật chất để tiến hành thực hiện công việc, tính ổn định và ưa thích công việc, sự phù hợp của công việc với các đặc điểm cá nhân, cơ chế đánh giá kết quả hoàn thành công việc, kết quả hoàn thành công việc. Mức độ hài lòng của nhân viên đối với công việc được tính trung bình là 3,76.

- Cơ hội đào tạo, thăng tiến. Sự hài lòng về cơ hội đào tạo, thăng tiến trong nghề nghiệp được đánh giá thông qua các tiêu thức: nhân viên có những kỹ năng cần thiết cho công việc; có cơ hội đào tạo, phát triển trong doanh nghiệp; chính sách đề bạt, thăng tiến trong doanh nghiệp là công bằng. Mức độ hài lòng của nhân viên đối với cơ hội đào tạo, thăng tiến trong doanh nghiệp được tính trung bình là 3,53.

- Môi trường, không khí làm việc. Yếu tố này được đánh giá thông qua các tiêu thức về phong cách lãnh đạo, quan hệ lao động trong doanh nghiệp. Mức độ hài lòng của nhân viên đối với môi trường, không khí làm trong doanh nghiệp được tính trung bình là 3,74.

- Thu nhập. Sự hài lòng với vấn đề thu nhập của nhân viên được đánh giá theo cả mức thu nhập, sự tương xứng giữa thu nhập với kết quả làm việc cá nhân và chính sách phân phối thu nhập trong doanh nghiệp. Mức độ hài lòng của nhân viên đối với thu nhập trong doanh nghiệp được tính trung bình là 3,48.

Dùng phương pháp phân tích tương quan và hồi quy để tìm mối quan hệ ảnh hưởng giữa các yếu tố đến mức độ hài lòng của nhân viên trong doanh nghiệp, theo phương trình hồi quy:

F(H) = a1 + a2LnJ + a3LnT + a4LnE + a5 LnW H: Sự hài lòng của nhân viên trong doanh nghiệp J : Ảnh hưởng của công việc

T: ảnh hưởng của đào tạo, huấn luyện và cơ hội thăng tiến E: ảnh hưởng của môi trường, không khí làm việc

W: ảnh hưởng của tiền lương, thưởng. Kết quả cuối cùng:

F(H) = 2,0256 + 0,1875E + 0,073W (0.0914) (0.0404) (0.035)

Rõ ràng, yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới sự hài lòng của nhân viên không phải là thu nhập (như nhiều người thường nghĩ) mà lại là môi trường không khí làm việc trong doanh nghiệp. Yếu tố ít ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên nhất là cơ hội đào tạo, thăng tiến, mặc dù nếu tách riêng lẻ từng yếu tố để thực hiện hồi quy đơn biến thì từng yếu tố đều ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên

Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy vai trò quan trọng của việc nghiên cứu và khảo sát mức độ hài lòng cho người lao động để từ đó góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả lao động cho mỗi tổ chức, đặc biệt là trong giai đoạn Việt Nam đã gia

nhập WTO các doanh nghiệp đang không ngừng đưa ra nhiều biện pháp để thu hút nguồn nhân lực cho mình.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Đánh giá và so sánh mức độ hài lòng của của nhân viên đối với doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và ngân hàng sài gòn thương tín (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w