So sánh mức độ hài lòng của các nhóm nhân viên đối với yếu tố công việc trên bình diện chung tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín và Ngân hàng

Một phần của tài liệu Đánh giá và so sánh mức độ hài lòng của của nhân viên đối với doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và ngân hàng sài gòn thương tín (Trang 72 - 80)

GIÁM ĐỐC Phòng

2.2.3.5 So sánh mức độ hài lòng của các nhóm nhân viên đối với yếu tố công việc trên bình diện chung tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín và Ngân hàng

công việc trên bình diện chung tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Từ kết quả nghiên cứu, có thể thấy nhân viên đang làm việc tại hai Ngân hàng có những đánh giá rất khác nhau về doanh nghiệp. Từ những cách đánh giá này sẽ ảnh hưởng đến mức độ hài lòng, đến năng suất công việc và mức độ trung thành của nhân viên đối với mỗi doanh nghiệp. Để xem xét và kết luận mức độ hài lòng của nhân viên từ những sự dẫn dắt ở những phần trước, trong bài nghiên cứu này chúng

HLONG = βO + β1*LnCVIEC + β2*LnĐTVTT + β3*LnMTVKKLV + β4*LnTNHAP

tôi sử dụng hàm hồi quy đa biến (hồi quy bội, hồi quy tuyến tính) LINEAR

REGRESSION xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 13.0, nhằm biết được yếu tố

nào trong mỗi ngân hàng là yếu tố quan trọng, quyết định đến mức độ hài lòng, thoã mãn của đội ngũ nhân viên.

Sự lựa chọn biến nào trong bốn biến để dự đoán được mức độ hài lòng của nhân viên đang làm việc tại NHSGTT và NHNo&PTNT có tính chất chủ quan. Xét về mặt nguyên lý, đó là bốn trong nhiều yếu tố cấu thành nên sự hài lòng của nhân viên về công việc trên bình diện chung. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng đối với từng doanh nghiệp sẽ khác nhau. Một vài biến độc lập sẽ được chọn đưa vào mô hình mà không hề nghi ngờ gì, trong lúc đó một vài biến được chọn lại chưa hẳn là biến quyết định mức độ hài lòng. Điều này cũng không phải là bất thường, vì rõ ràng để xây dựng được mô hình sự hài lòng của nhân viên phải xuất phát từ những dữ kiện có sẵn – nên các dữ kiện có thể là rất nhiều hoặc không đủ. Các thủ tục chọn biến thường được áp dụng là: đưa vào dần (forward selection), loại trừ dần (backward elimination), và chọn từng bước (stepwise regression). Tất nhiên, không có thủ tục chọn biến là tốt nhất, chúng chỉ đơn giản nhận ra các biến nào có khả năng dự đoán tốt biến phụ thuộc sự hài lòng.

Trong phạm vi bài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp chọn biến độc lập từng bước (stepwise regression) - kết hợp của phương pháp đưa vào dần và loại trừ dần. Về mặt thực tiễn, nó cũng là phương pháp được sử dụng thông thường nhất.

Mô hình hồi quy có dạng như sau:

Trong đó:

HLONG: giá trị của biến phụ thuộc mức độ hài lòng chung của nhân viên

đang làm việc tại doanh nghiệp.

CVIEC: giá trị của biến độc lập thứ nhất là yếu tố "công việc" tại doanh

ĐTVTT: giá trị của biến độc lập thứ hai là "chính sách đào tạo và thăng

tiến" tại doanh nghiệp.

MTVKKLV: giá trị của biến độc lập thứ ba là "môi trường và không khí

làm việc" tại doanh nghiệp.

TNHAP: giá trị của biến độc lập thứ tư là yếu tố "thu nhập" tại doanh

nghiệp.

βO: hệ số tự do của mô hình, là mức độ hài lòng lý thuyết khi giá trị của các biến độc lập bằng 0

β1, β2, β3, β4: hệ số hồi quy từng phần tương ứng với các biến độc lập

Kết quả cuối cùng của phương pháp hồi quy từng bước bằng phần mềm thống kê SPSS 13.0 như sau:

a. Xây dựng mô hình hàm hồi quy mức độ hài lòng của nhân viên đối với doanh nghiệp tại NH Sài Gòn Thương Tín

Từ kết quả trên, chúng tôi xây dựng phương trình dự đoán mức độ hài lòng của nhân viên đối với NHSGTT là:

HLONG = 0.126+ 0.265CVIEC + 0.167ĐTVTT + 0.508TNHAP

* Giải thích ý nghĩa của các nhân tố tác động đến mức độ hài lòng của nhân viên đối với NH SGTT:

Phương trình hồi quy bội được ước lượng ở bảng bên cho thấy hài lòng với công việc, hài lòng với chính sách đào tạo và thăng tiến, hài lòng với thu nhập là ba biến dự đoán tốt nhất cho mức độ hài lòng của nhân viên đối với NH SGTT.

Bảng2.7 : Kết quả hồi quy mức độ hài lòng của nhân viên đối với doanh nghiệp tại NH Sài Gòn Thương Tín, CNThừa Thiên Huế

Mô hình Hệ số không chuẩn hoá chuẩn Hệ số hoá Phân phối t Mức ý nghĩa (Sig..t) Thống kê cộng tuyến (Tiêu chuẩn chấp nhận B chuẩnSai số Beta

1 Các yếu tố khác 2.387 0.230 10.387 0.000

Nhìn chung hài lòng

với công việc 0.342 0.070 0.384 4.887 0.000 1.000 2 Các yếu tố khácNhìn chung hài lòng 1.693 0.327 5.174 0.000

Nhìn chung hài lòng với chính sách đào

tạo và thăng tiến 0.206 0.071 0.223 2.908 0.004 0.997

3 Các yếu tố khác 0.126 0.360 0.349 0.728

Nhìn chung hài lòng

với công việc 0.265 0.060 0.298 4.419 0.000 0.955 Nhìn chung hài lòng

với chính sách đào

tạo và thăng tiến 0.167 0.061 0.180 2.721 0.007 0.989 Nhìn chung hài lòng

với chính sách lương thưởng và phúc lợi

0.508 0.073 0.472 6.978 0.000 0.951

(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 02/2009)

 Sau khi đưa lần lượt các biến vào mô hình, phương trình có hệ số R2 điều chỉnh (Adjusted R Square) có giá trị là 0.687 (tương ứng với 68.7%) thể hiện sự phù hợp của mô hình với tổng thể (Xem Phụ lục). R2 điều chỉnh tăng lên khi đưa thêm biến khẳng định sự ảnh hưởng của các biến độc lập này. Ý nghĩa của hệ số này có thể hiểu là: 68.7% biến thiên của mức độ hài lòng của nhân viên đối với NHSGTT có thể được giải thích bởi hài lòng với công việc, hài lòng với chính sách đào tạo và thăng tiến, hài lòng với thu nhập tại doanh nghiệp.

 Các hệ số hồi quy β đều dương phản ánh tỷ lệ thuận với mức độ hài lòng của nhân viên. Khi các yếu tố này tăng lên thì mức độ hài lòng của nhân viên cũng sẽ tăng lên tương ứng.

 β1 =0.265 : phản ánh mức độ hài lòng của nhân viên đối với doanh nghiệp sẽ tăng lên 1 đơn vị khi mức độ hài lòng với công việc tại NHSGTT tăng lên 0.265 đơn vị.

 β2 =0.167 : phản ánh mức độ hài lòng của nhân viên đối với NHSGTT sẽ tăng lên 1 đơn vị khi mức độ hài lòng với chính sách đào tạo và thăng tiến tại doanh nghiệp tăng lên 0.167 đơn vị.

 β4 =0.508 : phản ánh mức độ hài lòng của nhân viên đối với NHSGTT sẽ tăng lên 1 đơn vị khi mức độ hài lòng với thu nhập tại doanh nghiệp tăng lên 0.508 đơn vị.

 β0 =0.126 : phản ánh mức độ hài lòng của nhân viên đối với NHSGTT sẽ tăng lên 1 đơn vị khi các nhân tố khác ngoài các yếu tố trong mô hình tăng lên 0.126

đơn vị như ảnh hưởng của chất lượng bảng hỏi điều tra khách hàng; độ chính xác, tin cậy về câu trả lời của người tham gia phỏng vấn,…

 Hài lòng với thu nhập tại NHSGTT là biến quan sát có tác động mạnh nhất đến mức độ hài lòng chung của nhân viên đối với doanh nghiệp (β4 =0.508).

 Trong trường hợp này, hài lòng của nhân viên đối với môi trường và không khí làm việc cũng có liên hệ với mức độ hài lòng của nhân viên đối với doanh nghiệp nhưng khi 3 nhân tố trên được đưa vào mô hình hồi quy thì ảnh hưởng của nhân tố này không còn nổi bật nữa.

Tiêu chuẩn chấp nhận (Tolerance) của các biến đưa vào mô hình đều lớn hơn 0.1 ( cụ thể là 0.955; 0.989; 0.951) nên hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập khó xảy ra. Mặt khác, hệ số Durbin – Watson là 1.957 nằm trong đoạn chấp nhận từ 1.5 đến 2.5 nên có thể chấp nhận hiện tượng tự tương quan giữa các biến độc lập không xảy ra(Xem phụ lục). Vì vậy, mô hình dự đoán trên được chấp nhận

b. Xây dựng mô hình hàm hồi quy mức độ hài lòng của nhân viên đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Tương tự, chúng ta có mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nhân viên đối với doanh nghiệp tại NH N0 & PTNT. Từ kết quả ở bảng 2.8, chúng tôi xây dựng phương trình dự đoán sự hài lòng của nhân viên đối với NHN0&PTNT như sau:

Bảng 2.8 : Kết quả mô hình hồi quy sự hài lòng của nhân viên đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, CN Thừa Thiên Huế

Mô hình Hệ số không chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa Phân phối t Mức ý nghĩa (Sig.t) Thống kê cộng tuyến (Tiêu chuẩn chấp nhận B Sai số chuẩn Beta 1 Các yếu tố khác 3.024 0.509 5.941 0.000

NV hài lòng về cơ hội

đào tạo thăng tiến 0.320 0.138 0.270 2.327 0.023 1.000

NV hài lòng về cơ hội

đào tạo thăng tiến 0.174 0.143 0.146 1.212 0.230 0.849 NV hài lòng về môi

trường và không khí làm việc.

0.379 0.144 0.378 2.638 0.010 0.849

(nguồn: kết quả điều tra 02/2009)

HLONG = 2.126 + 0.174ĐTVTT+ 0.379MTVKKLV

* Giải thích ý nghĩa của các nhân tố tác động lên sự hài lòng :

Phương trình hồi quy bội được ước lượng trên cho thấy cơ hội đào tạo và thăng tiến tốt và môi trường và không khí làm việc thoải mái là hai biến dự đoán tốt nhất cho sự hài lòng của nhân viên đối với NHN0&PTNT.

- Sau khi đưa lần lượt các biến vào mô hình, phương trình có hệ số R2 điều chỉnh (Adjusted R Square) có giá trị là 0.695 (tương ứng với 69.5 %) thể hiện sự phù hợp của mô hình với tổng thể. R2 điều chỉnh tăng lên khi đưa thêm biến khẳng định sự ảnh hưởng của các biến độc lập này. Ý nghĩa của hệ số này có thể hiểu là: 69.5 % biến thiên của sự hài lòng của nhân viên đối với ngân hàng có thể được giải thích bởi cơ hội đào tạo thăng tiến tốt và môi trường, không khí làm việc thoải mái.(Phụ lục)

- Các hệ số hồi quy β đều dương phản ánh tỷ lệ thuận với sự hài lòng của nhân viên. Khi các yếu tố này tăng lên thì sự hài lòng cũng sẽ tăng lên tương ứng.

- β2 =0.174 : phản ánh sự hài lòng của nhân viên đối với NHN0&PTNT sẽ tăng lên 1 đơn vị khi mức độ hài lòng của nhân viên về cơ hội đào tạo và thăng tiến trong ngân hàng tăng lên 0.174 đơn vị.

- β3 =0.379 : phản ánh sự hài lòng của nhân viên đối với NHN0&PTNT sẽ tăng lên 1 đơn vị khi mức độ hài lòng của nhân viên về môi trường và không khí làm việc tăng lên 0.397 đơn vị.

- β0 =2.126 : phản ánh sự hài lòng của nhân viên đối với NHN0&PTNT sẽ tăng lên 1đơn vị khi các nhân tố khác ngoài các yếu tố trong mô hình tăng lên 2.126 đơn vị như ảnh hưởng của chất lượng bảng hỏi điều tra nhân viên; độ chính xác, tin cậy về câu trả lời của người tham gia phỏng vấn,…

- Môi trường và không khí làm việc là quan sát có tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của nhân viên đối với NHN0 & PTNT(β3 =0.379).

- Trong trường hợp này, nhân viên hài lòng về công việc tại NHN0&PTNT và nhân viên hài lòng về chính sách lương thưởng phúc lợi cũng có liên hệ với sự hài lòng của nhân viên đối với NHN0 & PTNT nhưng khi 2 nhân tố trên được đưa vào mô hình hồi quy thì ảnh hưởng của công việc tại ngân hàng và chính sách lương thưởng phúc lợi không còn nổi bật nữa.

- Tiêu chuẩn chấp nhận (Tolerance) của các biến đưa vào mô hình lớn hơn 0,1 (cụ thể là 0.849 ) nên hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập khó xảy ra. Mặt khác, hệ số Durbin – Watson là 2.285 nằm trong đoạn chấp nhận từ 1,5 đến 2,5 nên có thể chấp nhận hiện tượng tự tương quan giữa các biến độc lập không xảy ra (Xem

phụ lục). Vì vậy, mô hình dự đoán trên được chấp nhận.

c. So sánh mức độ hài lòng chung của các nhóm nhân viên đối với yếu tố công việc trên bình diện chung tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Bảng 2.9: Kết quả kiểm định Mann-WhitneyU theo các nhóm nhân viên của NHSGTT và NHNo&PTNT về mức độ hài lòng chung đối với doanh nghiệp

Yếu tố

Giá trị trung bình Mức ý nghĩa của kiểm định Mann - Whitney U NH SGTT NH No&PTNT Giới tính - Nam 3.4571 2.9388 0.025* - Nữ 3.4211 4.0000 0.000* Độ

tuổi - Dưới 25 tuổi 3.2727 2.000 0.003*

- Từ 25 - 40 tuổi 3.2927 2.8462 0.079

- Từ 41 - 50 tuổi 4.3333 3.7826 0.011*

Thâm

niên - Dưới 5 năm 3.2258 2.6250 0.072

- Từ 5 - 10 năm 3.5128 3.7255 0.392

- Trên 10 năm 4.6667 4.0000 0.000*

Vị trí

công - Lãnh đạo 4.5000 4.0000 0.042*

- Nhân viên 3.2698 3.7619 0.023*

( Nguồn: Kết quả điều tra tháng 02/2009) Với những nội dung đã trình bày ở phần trước, chúng tôi đã xây dựng mô hình hồi quy về mức độ hài lòng của nhân viên đối với doanh nghiệp tại NHSGTT và NHN0&PTNT. Kết quả cho thấy yếu tố tác động và ảnh hưởng lớn nhất đến sự hài lòng của nhân viên đối với doanh nghiệp tại NHSGTT là yếu tố '' thu nhập"; còn yếu tố tác động và ảnh hưởng lớn nhất đến sự hài lòng của nhân viên đối với doanh nghiệp tại NHN0&PTNT là yếu tố '' môi trường và không khí làm việc".

Với kết quả khác biệt đó, liệu mức độ hài lòng chung đối với doanh nghiệp của các nhóm nhân viên tại hai Ngân hàng này có sự khác biệt không? Để có cái nhìn rõ nét và sâu sắc hơn, chúng ta cùng phân tích bảng kết quả kiểm định Mann - Whitney U. Kết quả điều tra cho thấy:

Vẫn có sự khác nhau trong cách đánh giá giữa hai nhóm nhân viên phân theo giới tính và vị trí công tác tại hai ngân hàng. Tại NHSGTT thì mức độ hài lòng công việc trên bình diện chung giữa nam nhân viên và nữ nhân viên là tương đương nhau, đều ở mức 3,4 điểm. Điều này cũng đã được chứng minh bằng kết quả kiểm định ở phần trước ( Sig. = 0,772 ). Còn tại NHNo & PTNT thì nữ nhân viên lại tỏ ra hài lòng với công việc tại tổ chức mình hơn so với nam nhân viên.

Còn nếu phân theo độ tuổi và thâm niên thì mức độ hài lòng chung về công việc của nhân viên tại hai ngân hàng chỉ có sự khác biệt ở nhóm tuổi dưới 25 tuổi; trên 40 tuổi và nhóm thâm niên trên 10 năm. Như vậy, CBCNV tại hai ngân hàng cho dù có thể họ chưa thật sự hài lòng về một yếu tố nào đó, nhưng nhìn chung có 60.2% CBCNV tại NHN0&PTNT và 60.3% CBCNV tại NHSGTT tỏ ra "hài lòng" với công việc hiện tại của mình tại doanh nghiệp.(Xem phụ lục)

+ Có sự khác biệt về mức độ hài lòng chung đối với công việc tại hai ngân hàng ở nhóm nhân viên phân theo giới tính và vị trí công tác.

+ Với nhóm nhân viên phân theo độ tuổi và thâm niên công tác thì chúng ta chưa đủ cơ sở để khẳng định có sự khác biệt hoàn toàn trong mức độ đánh giá của họ với doanh nghiệp. Do đó chúng ta có thể kết luận rằng: không có sự khác biệt về mức độ hài lòng chung đối với công việc của nhóm nhân viên phân theo độ tuổi và thâm niên công tác tại hai NH GTT và NHNo&PTNT.

Một phần của tài liệu Đánh giá và so sánh mức độ hài lòng của của nhân viên đối với doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và ngân hàng sài gòn thương tín (Trang 72 - 80)

w