Đối với lao động quản lý

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty xăng dầu thừa thiên huế (Trang 67 - 70)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.2.1. Đối với lao động quản lý

Qua bảng 3.3, xem xét về mức độ đáp ứng yêu cầu về trình độ được đào tạo của lao động quản lý ta thấy:

Về trình độ chuyên môn của lao động quản lý tại Công ty qua 3 năm đã đáp ứng cơ bản so với yêu cầu, đặc biệt là trình độ của các cửa hàng trưởng. Theo như bản qui định tiêu chuẩn các chức danh của Tổng Công ty xăng dầu đã được ban hành, thì các chức danh cán bộ quản lý cửa hàng trưởng của Công ty cần có bằng cấp từ trung cấp xăng dầu hoặc các ngành như kinh tế, kế toán, kinh tế… trở lên. Trên thực tế, số lượng lao động quản lý đã đáp ứng đầy đủ, không có lao động quản lý nào không đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên mức độ đáp ứng từ thực tế so với nhu cầu đang còn có sự chênh lệch. Trình độ sau đại học, đại học: Năm 2005, số lượng thực tế thấp hơn so với nhu cầu đòi hỏi là 11,76%, năm 2006 là 11,76%, năm 2007 là 11,11%. Trình độ cao đẳng, trung cấp: Năm 2005 số lượng thực tế cao hơn so với nhu cầu là: 85,71%, năm 2006 là 71,43%; năm 2007 tỷ lệ là 71,43%.

Bảng 3.3: Mức độ đáp ứng yêu cầu về trình độ được đào tạo của lao động quản lý

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

SL SL SS TT/NC SL SL SS TT/NC SL SL SS TT/NC

Thực tế

(người) nhu cầu (người) Δ± (%) (người)thực tế nhu cầu (người) Δ± (%) (người)thực tế nhu cầu (người) Δ± (%)

1. Trình độ chuyên môn 43 41 2 4.88 42 41 1 2.44 44 43 1 2.33

a. Sau đại học, đại học 30 34 -4 -11.76 30 34 -4 -11.76 32 36 -4 -11.11

b. Cao đẳng, trung cấp 13 7 6 85.71 12 7 5 71.43 12 7 5 71.43

c. Tốt nghiệp PT Trung

học 0 0 0 0.00 0 0 0 0.00 0 0 0 0.00

2. Trình độ ngoại ngữ-Tiếng Anh

a. Đại học 1 1 0 0.00 1 1 0 0.00 1 1 0 0.00 b. Chứng chỉ C 12 12 0 0.00 12 12 0 0.00 12 12 0 0.00 c. Chứng chỉ B 17 18 -1 -5.56 18 20 -2 -10.00 18 22 -4 -18.18 d. Chứng chỉ A 10 10 0 0.00 11 8 3 37.50 13 8 5 62.50 3. Trình độ tin học a. Chứng chỉ C 15 15 0 0.00 15 15 0 0.00 15 15 0 0.00 b. Chứng chỉ B 21 22 -1 -4.55 21 22 -1 -4.55 21 25 -4 -16.00 c. Chứng chỉ A 2 4 -2 -50.00 3 4 -1 -25.00 3 3 0 0.00

4. Đào tạo về quản lý

a. Đã qua đào tạo quản lý 14 20 -6 -30.00 13 22 -9 -40.91 15 22 -7 -31.82

b. Chưa qua đào tạo quản

lý 29 11 18 163.64 29 19 10 52.63 29 21 8 38.10

Đánh giá lại qua 3 năm (2005-2007) trình độ chuyên môn của lao động quản lý của Công ty đã được thay đổi tăng lên, điều này phản ánh Công ty đã quan tâm tới trình độ chuyên môn của số lao động quản lý. Tuy nhiên, tỷ lệ giữa các trình độ chưa có sự thay đổi lớn, chủ yếu đáp ứng được theo tiêu chuẩn từng vị trí, nhưng mức độ đáp ứng giữa thực tế và nhu cầu đòi hỏi về trình độ đang còn thấp, trình độ cao đẳng, trung cấp còn chiếm tỷ lệ cao. Chưa có lao động quản lý nào có trình độ thạc sỹ. Tỷ lệ chênh lệch giữa thực tế và nhu cầu qua các năm có sự chênh lệch: Năm 2006 giảm hơn so với 2005 là 2,44%, năm 2007 giảm hơn so với 2006 là 0,11%. Điều đó thể hiện sự quan tâm về mức độ phù hợp trình độ giữa thực tế và nhu cầu đã được Công ty coi trọng, tỷ lệ chênh lệch của năm sau giảm hơn năm trước, xu hướng tiến tới sự cân đối giữa nhu cầu và thực tế đã thể hiện rõ nét.

Về trình độ ngoại ngữ: Trình độ ngoại ngữ tiếng anh của lao động quản lý khá cao, tỷ lệ đáp ứng với nhu cầu theo bản tiêu chuẩn các chức danh của Công ty hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, vẫn còn có số lao động quản lý chưa biết ngoại ngữ như năm 2005 có 3 cán bộ quản lý chưa có ngoại ngữ nhưng đến năm 2006 đã được bổ sung. Tỷ lệ thực tế so với nhu cầu vẫn có còn sự chênh lệch: Năm 2005 trình độ chứng chỉ B thấp hơn 5,56% so với nhu cầu; năm 2006 thấp hơn: 10%, năm 2007 tỷ lệ này là 18,18%; trình độ ngoại ngữ A, năm 2005 đáp ứng phù hợp, năm 2006 thực tế cao hơn so với nhu cầu là: 37.50%, năm 2007 cao hơn 62.50%. Có thể thấy, mức độ đáp ứng giữa thực tế và nhu cầu của các trình độ A, B đang còn có sự chênh lệch, chưa cân đối, tỷ lệ trình độ A còn khá lớn.

Về trình độ quản lý: Năm 2005, số lao động quản lý được đào tạo về quản lý là 14 người, chưa đào tạo là 29 người, năm 2006 số lượng đã qua đào tạo là 13 người, chưa đào tạo là 29 người, năm 2007 số được đào tạo là 22, số chưa đào tạo là 21. Như vậy, lao động quản lý đã qua đào tạo chiếm số lượng thấp

hơn so với lao động chưa qua đào tạo quản lý, sự chênh lệch giữa thực tế và nhu cầu là rất lớn: năm 2005 thực tế thấp hơn so với nhu cầu là 30%, năm 2006 là 40.91%, năm 2007 là 31.82%. Điều này cho thấy, Công ty mới chỉ chú trọng đến trình độ chuyên môn của người quản lý, còn trình độ quản lý chưa được chú ý. Trong khi đó, đối với người quản lý, điều quan trọng nhất là phải biết áp dụng những kiến thức chuyên môn cho phù hợp với nguyên tắc và nghệ thuật quản lý, nếu chỉ có trình độ chuyên môn mà không có trình độ quản lý thì chủ yếu quản lý theo cảm tính, điều đó sẽ dẫn đến hiệu quả quản lý không cao, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Về trình độ tin học của lao động quản lý cũng chưa đáp ứng về yêu cầu theo bản tiêu chuẩn chức danh. Số lao động quản lý chưa biết về tin học còn lớn, đến năm 2007 vẫn còn có 5 lao động quản lý chưa biết về tin học.

3.2.2. Đối với lao động chuyên môn nghiệp vụ gián tiếp tại văn phòng Công ty

Tại bảng 3.4 về trình độ được đào tạo của lao động chuyên môn nghiệp vụ gián tiếp, nhìn chung số lao động chuyên môn nghiệp vụ đã đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu chức danh đề ra. Đại đa phần số lao động chuyên môn nghiệp vụ đã tốt nghiệp đại học, có đủ các bằng cấp về ngoại ngữ cũng như tin học.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty xăng dầu thừa thiên huế (Trang 67 - 70)