TỔNG QUAN VỀ CÔNGTY XĂNG DẦU THỪA THIÊN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty xăng dầu thừa thiên huế (Trang 46)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNGTY XĂNG DẦU THỪA THIÊN

Thiên Huế

Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế có nguồn gốc từ Công ty Vật tư Tổng hợp Bình Trị Thiên trực thuộc Bộ Vật tư (nay là Bộ Thương Mại). Năm 1990, Nhà nước có quyết định tách tỉnh Bình Trị Thiên thành ba tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, từ đó Công ty Vật tư Tổng hợp Bình Trị Thiên cũng được tách thành: Công ty vật tư tổng hợp Quảng Bình, Công ty vật tư tổng hợp Quảng Trị và Công ty vật tư tổng hợp Thừa Thiên Huế.

Ngày 19/4/1994, Bộ Thương Mại có quyết định số 403/TM-TCCB chuyển giao Công ty Vật tư Tổng hợp Thừa Thiên Huế về trực thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam quản lý và đổi tên thành Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế.

2.1.2. Hệ thống tổ chức Công ty và mạng lưới kinh doanh

2.1.2.1. Mạng lưới kinh doanh

Trước tháng 3/1994, Công ty chủ yếu thực hiện nhiệm vụ cung ứng vật tư tổng hợp theo chỉ tiêu pháp lệnh của Ủy ban kế hoạch Tỉnh và thông qua hệ thống các cửa hàng vật tư tổng hợp và 5 cửa hàng bán lẻ xăng dầu với hệ thống bơm rót thô sơ. Từ tháng 4/1994 đến nay, Công ty đã cải tạo và xây dựng mới 25 cửa hàng kinh doanh xăng dầu và sản phẩm hóa dầu, 1 kho cảng Xăng dầu có thể nhập xăng dầu từ tàu chở dầu 1000 tấn và 1 kho chứa hàng dự trữ Quốc gia. Ngoài ra, Công ty còn có hệ thống 3 Tổng đại lý, 21 Đại lý và 53 điểm bán lẻ phân bố đều trên địa bàn Thừa Thiên Huế.

GIÁM ĐỐC

Phó giám đốc

nội chính Phó giám đốc kỹ thuật

Tổng kho xăng dầu Phòng tổ chức Phòng kế toán Phòng kỹ thuật Phòng KD Dầu sáng Hệ thống cửa hàng xăng dầu Hệ thống cửa hàng Gas, DMN Phòng KD Gas, DMN

Trong 5 năm (2002-2007), sản lượng xăng dầu bán ra trên thị trường tăng từ 65.000 m3 lên 93.113 m3 đạt mức tăng trưởng 138%, chiếm khoảng 70% thị phần. Sản lượng dầu mỡ nhờn cung ứng ra thị trường bình quân 500 tấn/năm. Sản lượng bán dầu lon bình quân 2.000 lon/01tháng. Sản lượng gas Petrolimex cung ứng ra thị trường bình quân mỗi năm là 1.160 tấn.

2.1.2.2. Tổ chức bộ máy

Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Giám đốc là người trực chỉ đạo và ra các quyết định điều hành mọi mặt của Công ty. Phó giám đốc, các trưởng phòng làm nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về những lĩnh vực liên quan.

Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Phó giám đốc kinh

Cơ cấu trực tuyến-chức năng vừa có được ưu điểm của cơ cấu trực tuyến là tạo ra sự thống nhất và tập trung cao với chế độ trách nhiệm rõ ràng vừa sử dụng được đội ngũ lao động có chuyên môn nghiệp vụ giỏi theo mô hình chức năng.

Xu hướng hội nhập với kinh tế Thế giới, sự tăng trưởng mạnh của kinh tế khu vực và kinh tế trong nước, sự phát triển của công nghệ thông tin trên toàn cầu đòi hỏi mỗi một cá nhân trong bộ máy tổ chức phải không ngừng rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng hoạt động kinh doanh của đơn vị.

- Giám đốc Công ty: Là người đại diện pháp nhân của Công ty trước pháp luật để bảo vệ cho quyền lợi của Công ty và tranh chấp, giải quyết các vấn đề về lợi ích của Công ty; chịu trách nhiệm cao nhất trước pháp luật Nhà Nước và trước Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam về mọi hoạt động của Công ty; quyết định các phương án chiến lược phát triển toàn diện Công ty dài hạn trung hạn và ngắn hạn; thiết lập phương án hoạt động và tổ chức điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp đúng pháp luật nhà nước, đúng các quy định, quy chế của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam.

- Phó giám đốc Công ty: Giúp giám đốc Công ty điều hành các đơn vị trực thuộc và các bộ phận trong doanh nghiệp tổ chức thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực được phân công, chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty và trước pháp luật về các quyết định thuộc công việc trực tiếp điều hành; được giám đốc Công ty uỷ quyền, thay mặt giám đốc quyết định các vấn đề nội bộ Công ty và quan hệ với các đơn vị theo phạm vi uỷ quyền của giám đốc Công ty.

- Các phòng chuyên môn nghiệp vụ Công ty: Công ty có 5 phòng chuyên môn nghiệp vụ thực hiện chức năng tham mưu cho giám đốc Công ty và triển khai điều hành tổ chức thực hiện các chủ trương, kế hoạch, chính

sách của giám đốc Công ty và của Tổng Công ty thuộc phạm vi chức trách được quy định theo chức năng và nhiệm vụ của mỗi phòng chức năng.

+ Phòng Tổ chức hành chính: Tham mưu trực tiếp cho giám đốc Công ty triển khai tổ chức thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực tổ chức cán bộ, lao động tiền lương và hành chính quản trị, thanh tra bảo vệ, an ninh trật tự, dân quân tự vệ.

* Theo dõi, quản lý cán bộ và thực hiện đúng quy trình, thiết lập đầy đủ hồ sơ bổ nhiệm đề bạt cán bộ, đánh giá cán bộ, luân chuyển, bố trí cán bộ.

* Xây dựng mô hình tổ chức bộ máy quản lý, lập và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp phù hợp chiến lược và kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

* Lập và triển khai thực hiện kế hoạch lao động, tiền lương và khoản phải trả cho người lao động thuộc chính sách quy định của nhà nước, của Tổng Công ty xăng đầu Việt Nam và các quy định, quy chế hiện hành của Công ty.

* Thực hiện công tác quản trị hành chính của đơn vị về lễ tân giao tiếp các đối tượng quan hệ với Công ty, trang cấp và quản lý trang thiết bị dụng cụ và phương tiện làm việc cho văn phòng Công ty; thực hiện công tác thanh tra pháp chế, bảo vệ, dân quân tự vệ; tổ chức duy trì lực lượng và phối hợp với các địa phương, đơn vị làm tốt công tác an ninh trật tự cơ quan.

* Thực hiện công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật.

* Xây dựng và ban hành các quy chế, quy định nội bộ Công ty thuộc phạm vi chức trách và nhiệm vụ của phòng Tổ chức hành chính, tham gia hoàn thiện các quy định Công ty về các lĩnh vực khác trong hoạt động của doanh nghiệp.

+ Phòng kinh doanh dầu sáng và phòng kinh doanh vật tư: Tham mưu cho giám đốc Công ty lập kế hoạch và tổ chức điều hành thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đảm bảo hoàn thành tốt mục tiêu nhiệm vụ đề ra và đạt hiệu quả cao. Cụ thể:

* Lập kế hoạch mục tiêu và các biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn đúng chủ trương, định hướng của Nhà Nước, của Ngành và phù hợp với điều kiện hoạt động của doanh nghiệp.

* Nắm chắc diễn biến thị trường, kịp thời đề xuất các chính sách và điều hành kinh doanh nhạy bén, linh hoạt, phát triển thị phần kinh doanh các mặt hàng chính của Công ty; đảm bảo hiệu quả cao của các phương án kinh doanh.

* Nghiên cứu xu hướng vận động của thị trường và những định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương, của nền kinh tế và của ngành; để tham mưu cho giám đốc Công ty lập định hướng chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp và thiết lập mạng lưới sản xuất kinh doanh.

* Xây dựng và ban hành các quy chế, quy định quản lý điều hành kinh doanh nội bộ đơn vị, tham gia cùng các phòng và các bộ phận khác trong Công ty để xây dựng các quy định thuộc những lĩnh vực khác trong hoạt động của doanh nghiệp.

+ Phòng Quản lý kỹ thuật: Tham mưu trực tiếp cho giám đốc Công ty lập kế hoạch và điều hành thực hiện nhiệm vụ về lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý kỹ thuật, an toàn đơn vị, công tác phòng cháy chữa cháy và phòng chống bão lụt.

* Lập kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty theo định hướng hiện đại hoá của ngành, chấp hành đúng quy trình và quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước, của ngành và quy định hiện hành của Công ty.

* Thực hiện chương trình đầu tư, nâng cấp và hiện đại hoá hệ công nghệ thống kho cảng, công nghệ và thiết bị bơm rót xăng dầu phục vụ kinh doanh theo hướng tiên tiến, hiện đại và văn minh.

* Lập các phương án và tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo toàn Công ty thực hiện tốt các phương án phòng chống cháy nổ, phòng chống bão lụt; công tác đảm bảo

vệ sinh môi trường, công tác an ninh trật tự và an toàn doanh nghiệp, công tác đảm bảo đo lường chất lượng hàng hoá phục vụ tốt cho người tiêu dùng.

* Xây dựng các quy định, quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý công nghệ kỹ thuật; tham gia cùng các phòng nghiệp vụ khác trong Công ty xây dựng các quy định quản lý các lĩnh vực hoạt động của Công ty.

+ Phòng kế toán tài chính:

* Tham mưu trực tiếp cho giám đốc Công ty tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với nhiệm vụ và mô hình mạng lưới sản xuất kinh doanh của Công ty, quản lý tài sản, vật tư, quản lý và sử dụng vốn an toàn và có hiệu quả.

* Tổ chức công tác hạch toán kế toán đúng chức trách nhiệm vụ của công tác kế toán theo quy định của Nhà Nước hiện hành, đúng chế độ quy định của luật kế toán và quy định hạch toán kế toán của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam.

* Lập kế hoạch tài chính và các kế hoạch định mức chi phí đối với tất cả các khâu hoạt động ổn định thường xuyên của đơn vị đảm bảo duy trì hoạt động theo hướng phát triển và tiết kiệm.

* Theo dõi, kiểm tra và giám sát thường xuyên, liên tục và có hệ thống tình hình biến động của tài sản, hàng hoá, tiền vốn của Công ty; phản ánh chính xác, đầy đủ và kịp thời, đúng quy định của Nhà Nước, của Ngành và quy định của Công ty.

- Kho cảng xăng dầu Thuận An: Là đơn vị trực thuộc, có quy mô dung tích chứa xăng dầu 4000m3, làm nhiệm vụ tiếp nhận xăng dầu bằng đường thuỷ vào cảng Thuận an, bảo quản dự trữ và tổ chức xuất hàng hoá qua xe ôtô citec an toàn phục vụ cho nhu cầu kinh doanh và dự trữ xăng dầu của Công ty.

- Kho xăng dầu Ngự Bình: Là đơn vị trực thuộc, có quy mô dung tích chứa xăng dầu 2000m3, làm nhiệm vụ bảo quản dự trữ quốc gia.

- Cửa hàng kinh doanh gas và sản phẩm hoá dầu: Là đơn vị hạch toán báo sổ, thực hiện chức năng điều phối và trực tiếp kinh doanh toàn bộ mặt hàng gas hoá lỏng và dầu mỡ nhờn của Công ty.

- Các cửa hàng xăng dầu: Công ty có 22 cửa hàng xăng dầu, cửa hàng có nhiệm vụ thực hiện bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng.

Quan hệ điều hành trong toàn Công ty được thực hiện theo quy trình phân cấp, phân công trách nhiệm cho từng cấp chức vụ, từng phòng chức năng và giải quyết công việc theo tuyến công tác được quy định đúng các quy chế nội bộ. Vì vậy sự chuyển động của bộ máy điều hành Công ty từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ luôn có thay đổi.

2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của Công ty

Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế là đơn vị thành viên của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam, là doanh nghiệp nhà nước hạch toán kinh doanh độc lập có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng để giao dịch tại ngân hàng Thương mại; trụ sở chính của Công ty đóng tại địa chỉ: 50A Hùng Vương Thành Phố Huế Tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chức năng và nhiệm vụ của Công ty:

- Kinh doanh xăng dầu, gas hoá lỏng, sản phẩm hoá dầu.

- Công ty có nhiệm vụ tổ chức kinh doanh các ngành hàng, mặt hàng đã đăng ký và các mặt hàng không nằm trong danh mục nhà nước cấm, kinh doanh đúng pháp luật Nhà Nước quy định, bảo toàn vốn và có lợi nhuận ngày càng cao.

- Tổ chức thực hiện chế độ hạch toán kế toán và quản lý tài chính, quản lý tài sản, quản lý lao động và tiền lương đúng quy định của pháp luật hiện hành và đúng các quy chế quy định của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam.

- Hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước và các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam giao.

- Thực hiện đầy đủ các chính sách, quy định của pháp luật lao động; chăm lo đào tạo và phát triển nguồn nhân sự có trình độ chuyên môn và năng lực thực tiễn đáp ứng yêu cầu điều kiện kinh doanh ngày càng đa dạng và phức tạp đáp ứng như cầu kinh tế thị trường.

2.1.4. Đội ngũ lao động và cơ cấu nhân sự tại Công ty

Cán bộ và công nhân lao động ở từng vị trí công tác đã tự khẳng định mình và cố gắng, nỗ lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đồng thời đóng góp vào thành tích chung trong việc xây dựng và phát triển Công ty.

Công ty có nhiều chuyển biến tốt trong sản xuất kinh doanh, thu nhập từng bước được nâng lên do đó thu hút được nhiều lao động và tạo động lực trong việc tăng năng suất lao động.

Song do lực lượng lao động trực tiếp trong Công ty chủ yếu là đào tạo ngắn hạn. Nên hiệu quả công việc thấp, ý thức trách nhiệm chưa cao, chưa chủ động trong công việc, còn mang tính chất đối phó, ít quan tâm đến chất lượng công việc.

Kết cấu bố trí nhân sự tai Công ty.

Bảng 2.1: Các đơn vị trực thuộc Công ty

Đvt: bộ phận

STT Đơn vị Số lượng

1 Khối văn phòng Công ty 5

2 Khối kho cảng 2

3 Khối cửa hàng kinh doanh xăng dầu 22

4 Khối cửa hàng kinh doanh gas và sản

phẩm hoá dầu 03

Tổng 32

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty

2.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CÔNG TY

- Cơ cấu bộ máy quản lý và các chính sách có liên quan

Cơ cấu tổ chức quản lý bộ máy doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp tới công tác quản lý lao động. Việc tổ chức sắp xếp, điều phối lực lượng lao động có khoa học hợp lý hay không còn phụ thuộc vào cơ cấu ngành nghề, quy mô

sản xuất, đặc điểm kỹ thuật của doanh nghiệp và việc tổ chức các phòng chức năng cũng như tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp .

Muốn sử dụng có hiệu quả con người trong sản xuất, trong lao động, điều quan trọng có ý nghĩa quyết định là xây dựng chính sách nhân sự. Việc định ra chính sách trước hết phải phụ thuộc vào quan niệm về yếu tố con người. Trong lĩnh vực này đã từng có những trường phái khác nhau; trên cơ sở đó đã nảy sinh tính cách cư xử với con người theo những chính sách khác nhau và tất nhiên mang lại những hiệu quả khác nhau. Mỗi trường hợp phải có ưu, nhược điểm riêng. Tuy nhiên để tránh những điểm cực đoan của từng mô hình khi đề ra chính sách quản lý, tổ chức lao động cần dựa trên những nguyên tắc sau:

+ Chính sách quản lý con người phải thật sự coi trọng con người. + Chính sách quản lý con người vừa cứng rắn, vừa phải mềm dẻo để thích nghi với môi trường xung quanh.

+ Chính sách quản lý con người phải tạo cơ hội tốt để con người phát triển toàn diện hơn.

- Các vấn đề về phát triển sản xuất kinh doanh

Chiến lược của ngành kinh doanh thương mại nói chung, của doanh nghiệp nói riêng có ảnh hưởng trực tiếp tới công tác quản lý lao động trong doanh nghiệp.

Các vấn đề về chính sách quản lý lao động như tạo nguồn lao động, cơ cấu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty xăng dầu thừa thiên huế (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w