5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUI MÔ, CƠ CẤU LAO
3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUI MÔ, CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY CÔNG TY
Cùng với sự lớn mạnh của ngành kinh doanh thương mại xăng dầu, Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế cũng có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, số lượng các bộ phận trực thuộc Công ty tăng lên và sản lượng kinh doanh năm sau luôn cao hơn so với năm trước. Sự lớn mạnh và thay đổi về qui mô sản xuất kinh doanh cũng dẫn đến sự thay đổi, bố trí sắp xếp lại lao động tại Công ty.
Nếu xem xét cả quá trình trong 10 năm qua thì xu hướng phát triển về số lượng lao động tại Công ty rất rõ. Tại thời điểm năm 1998 số lượng lao động tại Công ty là 154 người, sau 10 năm số lượng lao động là 224 người, tăng 70 người. Tuy nhiên, theo biểu 3.1 trong 03 năm gần đây (2005-2007), số lao động tại Công ty có xu hướng giảm xuống, tỷ lệ lao động năm 2006 giảm 11 người, tỷ lệ giảm 4,64% so với năm 2005, năm 2007 giảm 02 người, tỷ lệ giảm 0,88% so với 2007, số lao động giảm trên tại Công ty chủ yếu ở các bộ phận lao động trực tiếp (năm 2006 lao động trực tiếp giảm 5,33% so với 2005, năm 2007 giảm 1,88 % so với 2006). Nguyên nhân giảm số lượng lao động là do một số bộ phận trước 2005 trực thuộc Công ty, sau 2005 nay được chuyển giao cho bộ phận khác quản lý (bộ phận kho Gas được chuyển giao cho Công ty cổ phần Gas quản lý theo quyết định của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam), do đó số lượng lao động của Công ty không tăng lên mà giảm đi.
Sự thay đổi số lượng lao động tại Công ty gắn liền với sự bố trí sắp xếp lại các bộ phận của Công ty nhằm bảo đảm số lượng nhân sự tại Công ty phù
hợp với qui mô, nhiệm vụ kinh danh của Công ty.
3.1.1. Cơ cấu nguồn nhân sự theo giới tính
Trong 3 năm (2005-2007) tỷ lệ lao động nam chiếm gần 70% trong tổng số lao động của Công ty, con số này phản ánh rõ đặc điểm của lao động trong các ngành kinh doanh xăng dầu, cần lực lượng lao động trực tiếp nam giới nhiều hơn tỷ lệ nữ giới.
Với số liệu được thể hiện tại bảng 3.1 qua từng năm, tỷ lệ lao động nam giới so với nữ giới cũng có sự thay đổi đáng kể, năm 2005 tỷ lệ lao động nam chiếm 70,04% nhưng đến năm 2007 chỉ chiếm gần 68,30%. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động nam luôn cao hơn tỷ lệ lao động nữ. Điều đó cho thấy rằng cơ cấu lao động theo giới tính tại Công ty ở thời điểm hiện tại hoàn toàn phù hợp với yêu cầu là một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu là mặt hàng có hệ số độc hại cao, tỷ lệ lao động nam làm việc trong Công ty luôn cao hơn nữ giới.