Phân tích một số yếu tố ảnh h−ởng chủ yếu đến kết quả

Một phần của tài liệu Đánh giá sử dụng thức ăn công nghiệp đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt trong các hộ nông dân tại huyện phú xuyên hà tây (Trang 103 - 107)

4. Kết quả nghiên cứu

4.3.2. Phân tích một số yếu tố ảnh h−ởng chủ yếu đến kết quả

Từ các yếu tố TĂCN ảnh h−ởng đến tăng trọng bình quân chúng ta ch−a thể khẳng định đ−ợc chúng ảnh h−ởng đến l−ợng tăng trọng bình quân ở mức độ nào? cao hay thấp? nếu cứ tiếp tục tăng thì trọng l−ợng thịt tăng thì nó tuân theo quy luật tăng năng suất nào? Để trả lời những câu hỏi trên và phân tích cụ thể một số yếu tố ảnh h−ởng chủ yếu đến CNL thịt trong các hộ nông dân, chúng tôi xây dựng một hàm số (hàm Cobb - Douglas) nhằm phản ánh tác động của các yếu tố trên tới tăng trọng bình quân/tháng của lợn thịt ở 2 ph−ơng thức chăn nuôi đó là ph−ơng thức chăn nuôi BCN và ph−ơng thức chăn nuôi TT.

Cụ thể hàm số trên có dạng nh− sau

LnY =α0 + ∝1LnX1 + ∝2 Ln X2 + ∝3 Ln X3 + ∝4 Ln X4 + ∝5 Ln X5 + ∝6 Ln X6

Trong đó:

Y: tăng trọng bình quân của lợn thịt (kg/con/tháng)

(Đối với 2 ph−ơng thức chăn nuôi trên chúng tôi đầu sử dụng 6 biến định l−ợng) X1: L−ợng cám đậm đặc (kg/con/tháng)

X2: L−ợng gạo (hay tấm) (kg/con/tháng) X3: L−ợng cám gạo (kg/con/tháng)

X4: L−ợng ngô, khoai, sắn nghiền (kg/con/tháng) X5: Thuốc thú y (1.000 đồng/con/tháng)

∝0 là hệ số tự do; ∝1 ; ∝2 ; ∝3; ∝4; ∝5 ; ∝6: là hệ số ảnh h−ởng của Xi đến Yi. Kết quả chạy hàm Cobb - Douglas (bảng 4.18).

Kết quả hàm Cobb - Douglas cho thấy đối với ph−ơng thức chăn nuôi TT, các yếu tố nh− TĂCN dạng đậm đặc, gạo (tấm), cám gạo, ngô nghiền, công lao động có tác động tích cực đến tăng trọng bình quân/tháng của lợn thịt. Trong đó TĂCN dạng đậm đặc có tác động lớn đến tăng trọng bình quân/tháng của lợn, sau đó là đến l−ợng gạo (tấm), cám gạo và ngô nghiền.

Bảng 4.18.Kết quả chạy hàm Cobb - Douglas với ph−ơng thức chăn nuôi

truyền thống

Tên biến Hệ số P-value

Hệ số tự do 0,556** 0,084090187

L−ợng cám đậm đặc (X1) 0,286*** 9,96458E-07

L−ợng gạo (tấm) (X2) 0,068** 0,053512213

L−ợng cám gạo (X3) 0,165*** 0,047655648

L−ợng ngô, khoai, sắn nghiền (X4) 0,104*** 0,016196835

Thuốc thú y (X5) 0,177*** 0,014007121

Trọng l−ợng giống nhập (X6) 0,165** 0,064522334

R2 0,55

Fkđ 14,76

Số mẫu quan sát 34

(Ghi chú: ** ; *** t−ơng ứng với các mức ý nghĩa thống kê 0,05; 0,01)

Với mức tin cậy 99%, giả sử các yếu tố khác không thay đổi khi tăng thêm l−ợng TĂCN dạng đậm đặc 1% sẽ làm cho trọng l−ợng bình quân tăng 0,286%. T−ơng tự nh− vậy khi l−ợng gạo tăng thêm 1%, tăng trọng bình quân/tháng tăng là 0,068%, khi l−ợng cám gạo tăng thêm 1% sẽ làm cho trọng l−ợng bình quân/tháng tăng 0,165% và khi l−ợng ngô, khoai sắn nghiền tăng 1% sẽ làm cho trọng l−ợng bình quân tăng 0,104% và trong ph−ơng thức chăn

nuôi TT khi ta tăng khối l−ợng giống nhập ban đầu lên 1% thì tăng trọng bình quân/tháng của lợn thịt tăng thêm 0,165% điều này khá quan trọng do khi nuôi lợn thịt cần lựa chọn con giống có trọng l−ợng không nên nhỏ quá, vì trọng l−ợng ban đầu của giống lợn càng nhỏ l−ợng tăng trọng bình quân càng thấp.

ở ph−ơng thức chăn nuôi BCN, các yếu tố nh− cám đậm đặc, l−ợng gạo

(tấm), cám gạo, ngô... là những yếu tố định l−ợng ảnh h−ởng rõ rệt đến tăng trọng bình quân/tháng của lợn thịt. Để thấy đ−ợc ảnh h−ởng của mỗi yếu tố chúng ta phân tích cụ thể bảng 4.19 sau:

Bảng 4.19.Kết quả chạy hàm Cobb - Douglas với ph−ơng thức chăn nuôi

bán công nghiệp

Tên biến Hệ số P- Value

Hệ số tự do 21,10*** 3,18E-08

L−ợng cám đậm đặc (X1) 0,241*** 0,002599

L−ợng gạo (tấm) (X2) 0,099*** 0.014859

L−ợng cám gạo (X3) 0,106*** 0,068957

L−ợng ngô, khoai, sắn nghiền (X4) 0,0888** 0,048392

Thuốc thú y (X5) 0,126** 0,055297

Trọng l−ợng giống nhập (X6) 0,147*** 0,068839

R2 0,699

Fkđ 21,10

Số mẫu quan sát 46

(Ghi chú: ** ; *** t−ơng ứng với các mức ý nghĩa thống kê 0,05; 0,01)

Kết quả cho thấy, ở mức tin cậy 99% với các yếu tố khác không thay đổi, khi tăng thêm 1% l−ợng TĂCN dạng đậm đặc thì tăng trọng l−ợng bình quân của lợn/tháng là 0,178%. Đây là yếu tố có tác động rõ rệt nhất đến tăng trọng bình quân/tháng của lợn, do đó cần có tỷ lệ phối trộn TĂCN dạng đậm

đặc trong khẩu phần thức ăn cho lợn đ−ợc hợp lý để có đ−ợc l−ợng tăng trọng bình quân/tháng cao nhất. T−ơng tự nh− vậy ở mức tin cậy 99% khi l−ợng cám gạo tăng lên 1% thì tăng trọng l−ợng bình quân của lợn/tháng là 0,106%; ở mức tin cậy 95% khi l−ơng ngô, khoai sắn nghiền và thuốn thú y tăng lên 1% thì tăng trọng l−ợng bình quân của lợn/tháng lần l−ợt là 0,0888% và 0,126%; ở độ tin cậy 95% khi ta đầu t− trọng l−ợng giống ban đầu thêm 1% thì thì tăng trọng l−ợng bình quân của lợn/tháng sẽ tăng 0,147%.

Qua đánh giá tác động của một số yếu tố ảnh h−ởng đến tăng trọng bình quân/tháng của lợn thịt chúng tôi có nhận xét nh− sau:

- Cả hai ph−ơng thức chăn nuôi trên yếu tố tác động rõ rệt nhất đến l−ợng tăng trọng bình quân/tháng của lợn là TĂCN dạng đậm đặc sau đó là đến các yếu tố khác nh− gạo (tấm), ngô nghiền, cám gạo.

- Từ kết quả của hàm Cobb - Douglas cho chúng ta biết, đối với ph−ơng thức chăn nuôi TT khi chúng ta đầu t− thêm 1 kg TĂCN dạng đậm đặc sẽ làm tăng trọng của đàn lợn lên 1,06 kg. Nh− vậy nếu chi phí tăng lên khoảng 7.000 đồng thì doanh thu đạt đ−ợc 13.002 đồng. T−ơng tự nh− vậy đối với ph−ơng thức chăn nuôi BCN khi chúng ta đầu t− thêm 1 kg TĂCN dạng đậm đặc sẽ làm tăng trọng của đàn lợn lên 0,67 kg. Nh− vậy nếu chi phí tăng lên khoảng 7.000 đồng thì doanh thu đạt đ−ợc 10.746 đồng.

Vậy, từ việc phân tích các chỉ tiêu về kinh tế, kỹ thuật, tính toán về HQKT và tìm hiểu ảnh h−ởng của TĂCN đến HQKT thì các hộ CNL thịt theo ph−ơng thức BCN và TT nên đầu t− thêm các loại thức ăn, đặc biệt là TĂCN dạng đậm đặc để tăng HQKT trong CNL.

Mặc dù các yếu tố trên khi xét đều có sự ảnh h−ởng tích cực đến l−ợng tăng trọng bình quân/tháng của lợn thịt, nh−ng không phải cứ tăng l−ợng đầu t− thức ăn trên thì trọng l−ợng tăng bình quân/tháng của lợn tăng thêm mà nó có một ng−ỡng đầu t− nhất định. Do đó cần phải tính toán xem ng−ỡng đó là

bao nhiêu? Vì nếu không sẽ đầu t− gây l:ng phí và làm giảm hiệu quả đầu t− của ng−ời chăn nuôi.

Dựa vào kết quả của hàm Cobb - Douglas, chúng tôi tính đ−ợc mức đầu t− tối −u cho thức ăn công nghiệp nh− sau:

Với ph−ơng thức chăn nuôi BCN thì mức đầu t− tối −u về TĂCN dạng đậm đặc/con/tháng là 16,3 kg; 5,7 kg gạo (tấm); 8,1 kg cám gạo và 18,8 kg ngô, khoai, sắn...

Với ph−ơng thức chăn nuôi TT mức đầu t− tối −u về TĂCN dạng đậm đặc/con/tháng là 8,67 kg; 8,2 kg ngô; 17,2 kg cám gạo và gạo (tấm) là 4,3 kg.

Một phần của tài liệu Đánh giá sử dụng thức ăn công nghiệp đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt trong các hộ nông dân tại huyện phú xuyên hà tây (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)