Tình hình cơ bản của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá sử dụng thức ăn công nghiệp đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt trong các hộ nông dân tại huyện phú xuyên hà tây (Trang 72 - 76)

4. Kết quả nghiên cứu

4.2.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra

Trong bất kỳ ngành sản xuất nào các t− liệu sản xuất nh− vốn, lao động, đất đai, kiến thức về khoa học kỹ thuật... là rất cần thiết. Những yếu tố này rất khác nhau ở từng hộ chăn nuôi và có ảnh h−ởng lớn đến việc ra quyết định, kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Qua tiến hành điều tra, tính toán chúng tôi đ: tiến hành tổng hợp tình hình cơ bản của các hộ CNL thịt theo quy mô chăn nuôi.

• Các thông tin về chủ hộ

Tuổi bình quân của các chủ hộ là 44,9 tuổi, chủ hộ trong các hộ chăn nuôi th−ờng là nam, các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ th−ờng có độ tuổi cao hơn so với hộ chăn nuôi quy mô vừa và lớn điều đó chứng tỏ những hộ trẻ họ th−ờng năng động, đầu t− vào chăn nuôi để phát triển kinh tế, cụ thể ở đây tuổi chủ hộ chăn nuôi quy mô nhỏ (QMN) nhỏ chênh lệch với hộ chăn nuôi QMV là 2,7 tuổi và QML là 3,2 tuổi.

Về trình độ học vấn cũng nh− trình độ chuyên môn của các nhóm hộ là có sự chệnh nhau khá rõ ràng, những hộ chăn nuôi có quy mô càng lớn thì trình độ văn hoá cũng nh− trình độ chuyên môn của họ càng cao, qua bảng trên ta thấy các hộ chăn nuôi QML tỷ lệ học cấp 1 là không có và trình độ cấp 3 của quy mô này chiếm tới 61,3% trong khi đó tính chung cho các quy mô chỉ có 36,6% và QMN trình độ học vấn đến cấp 3 chỉ có 11,1%, cấp 2 thì lại rất cao 64,3% và cấp 1 là 24,6%. Cùng với trình độ học vấn, trình độ chuyên môn của các chủ hộ chăn nuôi, các chủ hộ đ−ợc đào tạo, tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi tỷ lệ thuận với quy mô chăn nuôi. Những ng−ời có chuyên môn, kỹ thuật họ dám đầu t− vào phát triển chăn nuôi điều đó thể hiện qua trình độ chuyên môn theo từng quy mô chăn nuôi, đối với những hộ chăn nuôi QML

có tới 72,4%, quy mô vừa có 24,6% và quy mô nhỏ chỉ có 8,6% số hộ có trình độ chuyên môn về CNL.

Điều kiện sản xuất của hộ cũng khác nhau với mỗi quy mô chăn nuôi, cụ thể nh− sau: Số lao động thực tế bình quân chung cho các nhóm hộ là 3,4 lao động/hộ. Trong đó hộ chăn nuôi QML là 4,2 lao động/hộ, QMV là 3,3 lao động/hộ và QMN là 3,2 lao động/hộ. Đối với các hộ chăn nuôi QML số lao động gia đình th−ờng nhiều nh−ng thực tế các hộ chăn nuôi QML này vẫn phải thuê lao động th−ờng xuyên hoặc lao động thời vụ để đáp ứng đ−ợc nhu cầu lao động cho CNL, đối với một số hộ có quy mô chăn nuôi trên 100 con/lứa họ còn phải thuê lao động kỹ thuật để theo dõi quá trình phát triển của đàn lợn.

Phú Xuyên là một huyện đồng bằng Bắc Bộ nh−ng diện tích đất nông nghiệp/lao động t−ơng đối thấp đó cũng là tình hình chung đối với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, giữa các nhóm hộ có quy mô chăn nuôi khác nhau thì sự chênh lệch về diện tích đất nông nghiệp/lao động là cũng không đáng kể, bình quân diện tích đất nông nghiệp/lao động của các hộ CNL chỉ có 523 m2. Tuy nhiên, diện tích đất dành cho CNL thịt thì lại có sự khác nhau rất nhiều theo quy mô chăn nuôi, tính bình quân cho các nhóm hộ là 218,5 m2/hộ đất dành cho chăn nuôi, trong khi đó hộ chăn nuôi QMN chỉ có 105,4 m2 đất dành cho chuồng trại CNL thịt, hộ chăn nuôi QMV là 246,6m2 và đối với hộ chăn

nuôi QML bình quân mỗi hộ có diện tích 324,3 m2 đất dành cho chăn nuôi.

Phần lớn những hộ chăn nuôi QML họ xây chuồng trại ngoài khu vực dân c− và chăn nuôi ngoài đồng, do họ chuyển đổi diện tích đất trồng trọt cho năng suất thấp sang CNL thịt kết hợp với nuôi cá, đối với những hộ chăn nuôi QMN và QMV thì diện tích dành cho chăn nuôi chủ yếu là đất thổ c− vì với quy mô này diện tích chuồng trại không lớn.

Vốn là một trong yếu tố cơ bản quyết định tới quy mô và ph−ơng thức chăn nuôi của nông hộ, qua số liệu điều tra cho thấy vốn đầu t− cho sản xuất

chung của các nhóm hộ là 37,8 triệu đồng/hộ trong đó đầu t− cho CNL là 28,6 triệu đồng điều đó chứng tỏ có trên 80% số l−ợng vốn đầu t− cho CNL trong tổng số vốn đầu t− cho sản xuất, phát triển kinh tế nh−ng với mỗi quy mô chăn nuôi thì số l−ợng vốn đầu t− lại chênh lệch khá nhiều.

Bảng 4.5. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra

Chia ra theo quy mô Diễn giải ĐVT Chung các nhóm hộ Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ

1. Thông tin chung về hộ

Tuổi bình quân tuổi 44,9 43,6 44,1 46,8

Trình độ học vấn lớp

Cấp 1 % 12,5 0 10,0 24,6

Cấp 2 % 50,9 38,7 47,4 64,3

Cấp 3 % 36,6 61,3 42,6 11,1

Trình độ chuyên môn

- Qua đào tạo, tập huấn % 30,0 72,4 24,6 8,6

- Ch−a qua đào tạo, tập huấn % 70,0 27,6 75,4 91,4

2. Điều kiện sản xuất của hộ

- Số lao động bình quân/hộ lđ/hộ 3,4 4,2 3,3 3,1

- DT đất nông nghiệp BQ/lao động m2 523 565,3 513,4 507,8

- Diện tích đất cho chăn nuôi/hộ m2 218,5 324,3 246,6 105,4

- Giá trị công cụ sản xuất BQ/hộ tr.đồng 4,3 6,80 4,60 2,25

- Vốn đầu t− cho sản xuất/hộ tr.đồng 37,8 66,5 37,4 18,6

+ Vốn đi vay tr.đồng 7,3 12,4 8,3 2,4

+ Vốn đầu t− cho chăn nuôi tr.đồng 26,7 57,6 27,9 3,6

3. Thu nhập của hộ

- Thu từ trồng trọt tr.đồng 9,2 7,89 9,65 9,35

- Thu từ chăn nuôi khác tr.đồng 6,7 9,52 7,64 3,55

- Thu từ các ngành sản xuất khác 1.000đ 7.200 2.845 7.345 9.987

Đối với những hộ CNL QML số vốn đầu t− cho CNL là cao nhất là 57,6 triệu đồng/lứa, số vốn đầu t− này hình thành từ vốn vay là 12,4 triệu đồng chiếm 21,5% vốn đầu t− cho CNL, hộ CNL thịt QMV có số vốn đầu t− là 27,9 triệu đồng trong đó vốn đi vay là 8,3 triệu đồng chiếm 29,8% tổng số vốn đầu t− cho CNL và cuối cùng là đối với QMN vốn đầu t− cho CNL thịt chỉ có 3,6 triệu đồng và họ chỉ đi vay với tỷ lệ rất ít, th−ờng là vay vào mục đích sử dụng khác, vốn dành cho chăn nuôi này chủ yếu đ−ợc hình thành từ vốn tự có của gia đình họ. Nh− vậy, qua đó ta thấy, tiềm năng về vốn tự có của các hộ CNL rất lớn và nhu cầu vay vốn cho CNL của hộ cũng rất cần thiết. Một thực tế qua tìm hiểu tại địa bàn huyện cho thấy các hộ chăn nuôi QMN chủ yếu là các hộ nghèo, các hộ sản xuất thuần nông hoặc CNL không phải là nguồn thu nhập chính của hộ nh−ng họ cũng có nhu cầu vay vốn rất lớn. Tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan cũng nh− chủ quan nên vốn vay cho sản xuất nói chung và CNL còn nhiều hạn chế.

Với những hộ chăn nuôi QML thu nhập chính của họ là từ CNL nên các nguồn thu từ trồng trọt chỉ có 7,89 triệu đồng/năm, chăn nuôi khác là 9,52 triệu đồng/năm (chủ yếu là thu từ chăn nuôi cá kết hợp CNL) và thu từ ngành khác là rất thấp chỉ có hơn 2 triệu đồng. Đối với những hộ chăn nuôi QMN thu nhập chính của họ không phải là từ chăn nuôi lợn mà chỉ có QML và QMV thu nhập chính của họ là từ CNL.

Nh− vậy, qua tìm hiểu và xem xét thực tế các chỉ tiêu phán ánh về điều kiện sản xuất của các hộ CNL thịt chúng tôi thấy:

Các chủ hộ th−ờng là nam giới và là những ng−ời đang trong độ tuổi lao động, có khả năng ra quyết định và tổ chức sản xuất trong gia đình. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nên trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn của chủ hộ CNL hiện nay đang là những hạn chế lớn, ảnh h−ởng đến phát triển sản xuất nói chung và CNL nói riêng. Vì trình độ chuyên môn của chủ hộ chủ

yếu đ−ợc nâng cao thông qua các lớp tập huấn, các cuộc hội thảo do các tổ chức, các công ty thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y tổ chức tại địa bàn thôn, x:.

Điều kiện sản xuất của hộ còn nhiều hạn chế nh− diện tích đất nông nghiệp ít và có xu h−ớng ngày càng giảm do quá trình đô thị hoá, chuyển đổi diện tích đất sản xuất nông nghiệp thành các khu công nghiệp, đất ở... vì vậy, đòi hỏi các hộ gia đình phải chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tránh tình trạng sản xuất tự cung, tự cấp, cần phải phát triển sản xuất hàng hoá với quy mô phù hợp, trong đó cần chú trọng đến phát triển CNL thịt. Muốn đ−ợc nh− vậy đòi hỏi các hộ nông dân phát triển chăn nuôi với QML.

Phát triển CNL thịt với QML đòi hỏi chủ hộ phải có trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn cao, có khả năng phân tích tình hình chăn nuôi, tình hình thị tr−ờng và nắm bắt những thông tin nhạy bén. Số l−ợng vốn đầu t− t−ơng đối cao, thực tế ở đây cho thấy nguồn vốn tự có của các hộ chăn nuôi còn hạn chế, trong khi nguồn vốn vay có hạn và còn nhiều thủ tục mà ng−ời chăn nuôi không đáp ứng đ−ợc. Đây là một trong những vấn đề quan trọng đặt ra cần phải có h−ớng giải quyết trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển CNL thịt trên địa bàn huyện nói riêng.

Một phần của tài liệu Đánh giá sử dụng thức ăn công nghiệp đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt trong các hộ nông dân tại huyện phú xuyên hà tây (Trang 72 - 76)