Các yếu tố ảnh h−ởng đến tăng trọng bình quân

Một phần của tài liệu Đánh giá sử dụng thức ăn công nghiệp đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt trong các hộ nông dân tại huyện phú xuyên hà tây (Trang 99 - 103)

4. Kết quả nghiên cứu

4.3.1.Các yếu tố ảnh h−ởng đến tăng trọng bình quân

Có nhiều yếu tố ảnh h−ởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất trong CNL thịt. Qua thực tế điều tra và sử dụng ph−ơng pháp phân tổ thống kê chúng tôi thấy. Việc xác định các yếu tố ảnh h−ởng đến tăng trọng bình quân trong CNL thịt ở các nông hộ là rất quan trọng, vì nó giúp cho ng−ời chăn nuôi biết đ−ợc nên tập trung nên đầu t− vào các yếu tố nào. Từ đó làm tăng giá trị sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi. Bên cạnh các yếu tố tác động trực tiếp nh− thức TĂCN, gạo (tấm), cám gạo, cám ngô... còn có các yếu tố khác tác động gián tiếp đến đến mức tăng trọng bình quân trong CNL thịt nh− giống lợn, trọng l−ợng giống nhập, công chăm sóc...

Để đánh giá đ−ợc mức độ ảnh h−ởng của các yếu tố trên, đầu tiên chúng tôi xem xét mức độ đầu t− trực tiếp của l−ợng thức ăn ở 2 ph−ơng thức chăn nuôi (ph−ơng thức chăn nuôi BCN và ph−ơng thức chăn nuôi TT). Đối với ph−ơng thức chăn nuôi công nghiệp chúng tôi không tiến xem xét và đây là ph−ơng thức đ−ợc các hộ nông dân sử dụng hoàn toàn TĂCN dạng hỗn hợp, đ−ợc các nhà máy sản xuất thức ăn phối trộn các thành phần dinh d−ỡng theo đúng tỷ lệ, phù hợp với từng giai đoạn sinh tr−ởng phát triển của đàn lợn.

Từ bảng số liệu 4.15 cho thấy, gạo (tấm) và cám gạo là 2 loại thức ăn chủ yếu đ−ợc sử dụng trong ph−ơng thức chăn nuôi TT, gạo, ngô nghiền và

thức ăn đậm đặc đ−ợc sử dụng nhiều trong chăn nuôi BCN.

ở ph−ơng thức chăn nuôi TT các hộ sử dụng thức ăn đậm đặc với tỷ lệ không nhiều, mức đầu t− lớn nhất là 6,8 kg/con/tháng và thấp nhất là 2,4 kg/con/tháng, mức độ chênh lệch ở đây là 4,4 kg/con/tháng. Tuy nhiên l−ợng cám gạo lại có sự chênh lệch không nhiều giữa các hộ vì đây là nguồn thức ăn chủ yếu đ−ợc các hộ chăn nuôi theo ph−ơng thức này sử dụng, mức độ sử dụng là t−ơng đối cao nhiều nhất là 22,7 kg/con/tháng và thấp nhất là 17,8 kg/con/tháng. T−ơng tự nh− l−ợng cám gạo, l−ợng gạo (tấm) cao nhất là 14,3 kg/con/tháng, thấp nhất là 7,6 kg/con/tháng và l−ơng ngô nghiền ở đây cao nhất là 14,3 kg/con/tháng, thấp nhất là 7,6 kg/con/tháng.

Bảng 4.15. Chênh lệch mức độ đầu t− một số loại thức ăn chủ yếu Đơn vị tính: kg/tháng/con

Chăn nuôi truyền thống Chăn nuôi bán công nghiệp Chỉ tiêu

Cao nhất Thấp nhất Trung bình Cao nhất Thấp nhất Trung bình

TĂCN 6,8 2,4 4,8 18,6 15,7 16,3

Gạo (tấm) 8,3 5,4 6,8 7,6 5,4 6,2

Cám gạo 22,7 17,8 19,8 12,3 7,8 9,7

Ngô 14,3 7,6 10,6 20,7 15,8 18,1

Nguồn: Số liệu điều tra

ở ph−ơng thức chăn nuôi BCN l−ợng cám đậm đặc đầu t− cao hơn bình

quân gấp 3 lần so với ph−ơng thức chăn nuôi TT, sự chệnh lệch về l−ợng cám đậm đặc trong các hộ không nhiều, phần lớn các hộ chăn nuôi theo ph−ơng thức này đều sử dụng đúng tỷ lệ. Hộ đầu t− cao nhất là 18,6 kg/con/tháng và thấp nhất là 13,7 kg/con/tháng. Cũng giống nh− thức ăn đậm đặc, mức độ sử dụng l−ợng gạo (tấm) cám gạo, ngô nghiền cũng có sự chênh lệch nhau giữa

các nhóm hộ cao nhất và nhóm hộ thấp nhất. Cụ thể l−ợng gạo (tấm) ở nhóm hộ cao nhất là 7,6 kg/con/tháng và thấp nhất là 5,4 kg/con/tháng, l−ợng cám gạo nhóm hộ cao nhất gấp 1,5 lần so với nhóm hộ thấp nhất và cuối cùng là l−ợng ngô nghiền, đây là loại thức ăn đ−ợc các hộ chăn nuôi BCN sử dụng t−ơng đối nhiều có mức chênh lệch không đáng kể, t−ơng ứng với mức cao nhất là 20,7 kg/con/tháng và thấp nhất là 15,8 kg/con/tháng.

Tóm lại: Sự đầu t− khác nhau giữa các ph−ơng thức chăn nuôi và sự khác nhau giữa các nhóm hộ trong bản thân các ph−ơng thức chăn nuôi sẽ dẫn đến mức tăng trọng bình quân khác nhau. Để thấy đ−ợc điều này chúng ta xem xét mức tăng trọng bình quân/tháng khác nhau nh− thế nào khi tỷ lệ TĂCN thay đổi giữa ph−ơng thức chăn nuôi TT và chăn nuôi BCN.

Đối với ph−ơng thức chăn nuôi TT, khi l−ợng TĂCN dạng đậm đặc tăng lên thì l−ợng tăng trọng bình quân/tháng của lợn có xu h−ớng tăng lên. Với l−ợng thức ăn đậm đặc <3 kg/con/tháng thì l−ợng tăng trọng bình quân đạt 12,4 kg, khi đầu t− ở mức >5 kg/con/tháng thì trọng l−ợng tăng lên bình quân đạt 15,8 kg/con/tháng.

Bảng 4.16. Thay đổi tăng trọng bình quân theo mức độ đầu t− của ph−ơng thức chăn nuôi truyền thống

Mức độ đầu t− Tăng trọng bình quân

(kg/con/tháng) 1. TĂCN (thức ăn đậm đặc) < 3 kg/con/tháng 12,4 3 ữ 5 kg/con/tháng 14,6 > 5 kg/con/tháng 15,8 2. Chỉ số FCR (kg thức ăn/1 kg lợn hơi) 3,4

Ngoài mức độ đầu t− về thức ăn, qua tính toán chúng tôi thấy ở ph−ơng thức chăn nuôi TT, để có đ−ợc 1 kg thịt lợn hơi tăng trọng thì khối l−ợng thức ăn phải bỏ ra là 3,4 kg, điều đó đ−ợc thể hiện qua chỉ số FCR. Chỉ số FCR này càng thấp thì chi phí về thức ăn càng giảm đi (l−ợng thức ăn quy đổi).

Giống nh− ph−ơng thức chăn nuôi TT, trong ph−ơng thức chăn nuôi BCN cám công nghiệp dạng đậm đặc vẫn là yếu tố ảnh h−ởng rõ nhất đến sự tăng trọng bình quân của đàn lợn thịt. Cụ thể theo số liệu tính toán ở bảng 4.17 cho thấy:

Khi l−ợng thức công nghiệp dạng đậm đặc <10 kg/con/tháng thì tăng trọng bình quân đạt trên 17,6 kg, nh−ng nếu đầu t− tăng thức ăn đậm đặc >20 kg/con/tháng thì tăng trọng bình quân của đàn lợn thịt sẽ đạt 26,4 kg. Hiện nay các hộ chăn nuôi theo ph−ơng thức BCN th−ờng đầu t− ở mức độ 10 ữ 20 kg/con/tháng TĂCN dạng đậm đặc.

Bảng 4.17. Thay đổi tăng trọng bình quân theo mức độ đầu t− của ph−ơng thức chăn nuôi bán công nghiệp

Mức độ đầu t− Tăng trọng bình quân

(kg/con/tháng) 1. TĂCN (thức ăn đậm đặc) < 10 kg/con/tháng 17,8 10 ữ 20 kg/con/tháng 19,8 > 20 kg/con/tháng 22,4 2. Chỉ số FCR (kg thức ăn/1 kg lợn hơi) 2,8

Nguồn: Số liệu điều tra ở ph−ơng thức chăn nuôi BCN, chỉ số FCR là 2,8 nh− vậy để đạt đ−ợc 1 kg tăng trọng các hộ chăn nuôi ở ph−ơng thức này phải bỏ ra 2,9 thức ăn quy đổi.

Qua phân tích các ph−ơng thức chăn nuôi ở trên ta thấy, mức độ đầu t− TĂCN thì sẽ ảnh h−ởng trực tiếp đến tăng trọng bình quân của lợn. Khi thay

đổi l−ợng TĂCN thì chỉ số FCR sẽ thay đổi theo. Cụ thể đổi với ph−ơng thức chăn nuôi TT FCR = 3,4, chăn nuôi BCN FCR = 2,8 và đối với ph−ơng thức chăn nuôi công nghiệp có chỉ số FCR là rất thấp; FCR = 2,4 ữ 2,6.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá sử dụng thức ăn công nghiệp đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt trong các hộ nông dân tại huyện phú xuyên hà tây (Trang 99 - 103)