Nội dung, bản chất của hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá sử dụng thức ăn công nghiệp đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt trong các hộ nông dân tại huyện phú xuyên hà tây (Trang 33 - 35)

2. Cơ sở lý luận và tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Nội dung, bản chất của hiệu quả kinh tế

Quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào (input) và các yếu tố đầu ra (output) là sự biểu hiện mối quan hệ giữa kết quả sản xuất và hiệu quả sản xuất. Kết quả là một đ−ợc l−ợng vật chất đ−ợc biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu nhiều nội dung tuỳ thuộc vào từng tr−ờng hợp cụ thể để xác định.

Khi xác định HQKT không nên chỉ quan tâm đến hoặc là quan hệ so sánh (phép chia) hoặc là quan hệ tuyệt đối (phép trừ) mà nên xem xét đầy đủ mối quan hệ kết hợp chặc chẽ giữa đại l−ợng t−ơng đối và tuyệt đối. HQKT ở đây đ−ợc biểu hiện bằng giá trị tổng sản phẩm, thu nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.

HQKT trong nông nghiệp chủ yếu do hai quy luật chi phối là: Quy luật cung cầu và quy luật hiệu quả giảm dần.

ở đây hiệu quả sinh học của sản xuất nông nghiệp không phụ thuộc vào yếu tố ng−ời tiêu dùng hay ng−ời sản xuất có thích hay có mua sản phẩm đó hay không, còn HQKT nông nghiệp thì lại bị khống chế bởi những vấn đề này. Thực tiễn chúng ta thấy sản phẩm của quá trình sản xuất đ−ợc tạo ra lại không có ng−ời mua thì ng−ời sản xuất không có thu nhập và sản xuất bị ng−ng trệ, thua lỗ do đó

tiêu thụ sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu của ng−ời sản xuất.

HQKT là một đại l−ợng để đánh giá xem xét kết quả hữu ích đ−ợc tạo ra nh− thế nào, chi phí bao nhiêu, trong điều kiện sản xuất cụ thể nào, có thể đ−ợc chấp nhận hay không. Nh− vậy, một lần nữa khẳng định HQKT liên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất.

Phân tích HQKT của sản xuất nông nghiệp trong điều kiện kinh tế thị tr−ờng, việc xác định các yếu tố đầu vào và đầu ra có những khó khăn sau đây.

* Những khó khăn trong xác định yếu tố đầu vào

Các t− liệu sản xuất đ−ợc sử dụng vào những quá trình sản xuất trong nhiều năm nh−ng không đồng đều. Hơn nữa có loại rất khó xác định nh− giá trị đào thải và chi phí sửa chữa lớn. Vì vậy, việc khấu hao và phân bổ chi phí chỉ có tính t−ơng đối [20].

Các chi phí sản xuất chung nh− cơ sở hạ tầng, thông tin tuyên truyền, giáo dục đào tạo, khuyến cáo kỹ thuật cần phải đ−ợc hạch toán nh−ng thực tế không hoặc rất khó tính đ−ợc một cách cụ thể.

ảnh h−ởng của thị tr−ờng làm giá cả biến động, độ tr−ợt giá gây khó khăn trong việc xác định các loại chi phí sản xuất.

Các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên (cả thuận lợi và khó khăn) tác động lớn đến quá trình sản xuất nông nghiệp và hiệu quả của nó. Việc xác định mức độ tác động của các yếu tố vẫn ch−a có ph−ơng pháp chuẩn xác.

* Những khó khăn trong xác định các yếu tố đầu ra

Các kết quả sản xuất về mặt vật chất có thể l−ợng hoá để tính và so sánh trong thời gian và không gian cụ thể nào đó. Các kết quả về mặt x: hội, môi tr−ờng sinh thái, độ phì của đất, khả năng cạnh tranh trên thị tr−ờng của một doanh nghiệp sản xuất hay một vùng sản xuất thì không thể l−ợng hoá và không chỉ đ−ợc

bộc lộ trong thời gian dài [20]. Đây là khó khăn trong việc xác định đúng và đủ các yếu tố đầu ra.

Nội dung và bản chất của HQKT, vừa thể hiện tính lý luận khoa học sâu sắc, vừa là vấn đề cần đặt ra trong thực tiễn sản xuất... Do đó, nghiên cứu HQKT không chỉ dừng lại ở việc đánh giá những nhân tố ảnh h−ởng mà thông qua đó tìm ra những ph−ơng h−ớng và những giải pháp phù hợp có lợi nhất nhằm phát triển sản xuất, thoả m:n tốt hơn nhu cầu cho x: hội.

Một phần của tài liệu Đánh giá sử dụng thức ăn công nghiệp đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt trong các hộ nông dân tại huyện phú xuyên hà tây (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)