Kinh nghiệm rút ra:

Một phần của tài liệu Giáo án hóa 9 (Trang 118 - 120)

... ...

...

Ng y 22/2/2009à

Tiết47 : Axeti len

A. Mục tiêu bài học

- Nắm đợc công thức cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hoá học của axêtilen. - Nắm đợc khái niệm và đặc điểm của liên kết 3

- Cũng cố kiến thức chung về hidrocacbon: không tan trong nớc, dễ cháy tạo CO2 và H2O đồng thời toả nhiều nhiệt

- Nắm đợc ứng dụng quan trọng của axetilen

- Cũng cố kỹ năng viết PTPƯ cộng và bớc đầu biết dự đoán tính chất của các chất dựa vào thành phần cấu tạo.

B. Chuẩn bị

- Mô hình phân tử Axetilen, sản phẩm ứng dụng của axetilen. - Tranh vẽ những ứng dụng của axetilen

- Bình cầu, phễu chiết, chậu thủy tinh, bình thu khí ống dẫn khí. - Đất đèn, nớc, dd brom.

C.Hoạt động dạy và học 1.

n định tổ chổ ức

Lớp Ngày dạy Tên học sinh vắng 9A

9B 9C 9D 9E

2 Bài cũ : 1: Trỡnh bày cấu tạo phõn tử và viết CTCT của ờtilen .

2.Nêu các tính chất hoá học của etilen ? viết phơng trình hoá học

Học sinh nhận xét, bổ sung, GV đánh giá.

3. Bài mới

GV giới thiệu CTPT- PTK của axetilen.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS và kiến thức chính Hoạt động 1: tính chất vật lí

GV đa bình khí axetilen thu sẵn cho học sinh quan sát.

Hãy nêu rõ trạng thái, màu sắc, khả năng hoà tan của axetilen?

Hãy nêu nhận xét chung về tính chất vật lí của các hiđrocacbon?

Học sinh quan sát bình đựng khí axetilen và rút ra tính chất vật lí :

Axetilen là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nớc, nhẹ hơn không khí.

Học sinh nêu nhận xét:

Hoạt động 2: Cấu tạo phân tử

? Hãy so sánh CTPT của etilen và axetilen.

GV: nếu ở mỗi nguyên tử cacbon trong phân tử etilen bớt đi 1 nguyên tử H thì sẽ có hoá trị tự do và hình thành thêm 1 liên kết giữa hai nguyên tử C.

Hãy viết CTCT của C2H2?

GV nêu khái niệm liên kết 3 và đặc điểm cấu tạo của C2H2.

Học sinh trả lời. Học sinh lắng nghe

Học sinh xếp mô hình phân tử C2H2 và viết CTCT :

H – C ≡ C – H viết gọn CH≡CH

- Giữa 2 nguyên tử C có 3 liên kết-> liên

kết 3. Trong liên kết 3 có 2 liên kết kém bền dễ bị đứt lần lợt trong các phản ứng hoá học.

Hoạt động 3: Tính chất hoá học

? Theo em axetilen có cháy không? có làm mất màu dd brom không?

GV đốt cháy axetilen trong không khí. Gọi học sinh nhận xét và viết phơng trình hoá học .

GV dẫn khí C2H2 vào ống nghiệm đựng dd Brom.

Gọi học sinh nhận xét và viết phơng trình hoá học .

Học sinh nêu dự đoán.

1. Axetilen có cháy không?

Học sinh quan sát, nêu nhận xét và viết ph- ơng trình hoá học :

Axetilen cháy tạo thành CO2 và H2O, toả

nhiệt:

2 C2 H2 + 5O2  →t0 4 CO2 + 2 H2O

2. Axetilen có làm mất màu dung dịch brom không? brom không?

Học sinh quan sát nhận xét, viết phơng trình hoá học :

GV thông báo: sản phẩm mới sinh ra có liên kết đôi trong phân tử nên có thể cộng tiếp với một phân tử brom nữa. Hãy viết phơng trình hoá học ?

CH≡ CH + Br- Br -> Br- CH = CH- Br Br- CH = CH- Br + Br- Br -> Br2-CH- CH-Br2 Hoạt động 4: ứng dụng GV treo tranh vẽ các sản phẩm ứng dụng của axetilen

Hãy cho biết các ứng dụng quan trọng của axetilen?

Học sinh quan sát sơ đồ và nêu ứng dụng của axetilen:

- Làm nhiên liệu trong đèn xì oxi-axetilen. - Làm nguyên liệu để sản xuất nhựa P.V.C, cao su, axitaxetic...

Hoạt động 5: Điều chế

GV yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ. Mô tả quá trình hoạt động của thiết bị? Bình đựng dd NaOH có vai trò gì? ( loại bỏ các khí có lẫn trong C2H2 nh H2S, PH3 ...)

Hãy viết phơng trình hoá học điều chế C2H2 từ đất đèn và nớc?

Học sinh quan sát hình vẽ sgk. Học sinh thảo luận nhóm và trả lời.

CaC2 + 2 H2O -> C2H2 + Ca(OH)2

canxicacbua

Hoạt động 6: củng cố luyện tập.

- GV cho học sinh nhắc lại kiến thức cần nhớ sgk.

- Yêu cầu học sinh làm bài tập 1,2 sgk.

4. Hớng dẫn học ở nhà:

- Học thuộc cấu tạo, tính chất của axtilen.

- Làm bài tập 3,4,5 sgk.

- Ôn tập để giờ sau kiểm tra 1 tiết.

D.Kinh nghiệm rút ra:

... ...

Ng y 24/2/2009à

Tiết 48: kiểm tra

A, Mục tiêu:

- Đánh giá nhận thức của học sinh về tính chất hoá học của hiđrocacbon ,mối quan hệ giữa tính chất và cấu tạo của hiđrocacbon.

- Vận dụng kiến thức đã học vào việc giải các bài tập.

- Rèn luyện kỹ năng phân tích hiện tợng và viết phơng trình hoá học .

B. Chuẩn bị: - GV ra đề, photo.

- Học sinh tự ôn tập.

Một phần của tài liệu Giáo án hóa 9 (Trang 118 - 120)