GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XDĐT T&T NGHỆ AN:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây dựng đầu tư t & t nnhệ an (Trang 88 - 93)

- Sổ chi tiểt NVL, sổ nhật ký chung, sổ cái Báo cáo nhập, xuất, tồn và các báo cáo khác

BIÊN BẢN KIỂM KÊ

3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XDĐT T&T NGHỆ AN:

Hiện nay các doanh nghiệp có thể đứng vững và cạnh tranh trên thị trường thì tự mỗi doanh nghiệp phải có phương án sản xuất kinh doanh phù hợp, từ đó hạ thấp chi phí giảm giá thành, nhưng phải đảm bảo chất lượng.

Nguyên vật liệu là một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm và giá thành.do đó cần có biện pháp để quản lý và hoàn thiện công tác hạch toán NVL.

Qua một thời gian thực tập tại đơn vị em xin mạnh dạn đưa ra một vài ý kiến sau:

- Để quản lý tốt NVL trong kho, Công ty cần nâng cao hơn nữa trình độ nghiệp vụ của các thủ kho, có chế độ thưởng phạt thích hợp để khuyến khích mọi người có trách nhiệm trong bảo quản. Thủ kho cần quản lý chặt chẽ NVL, tăng cường công tác kiểm tra để phát hiện, xử lý những NVL hao hụt, giảm chất lượng.

- Về phế liệu thu hồi: phế liệu thu hồi không có phiếu nhập kho kèm theo vì thế công ty nên tiến hành thủ tục nhập kho phế liệu cần được cán bộ có trách nhiệm tổ chức cân ước tính giá trị, làm thủ tục nhập kho. Định kỳ kế toán vật tư cũng phải nhận được phiếu nhập kho phế liệu từ thủ kho để vào sổ như vật liệu khác.

- Về thủ tục nhập xuất kho: quá trình nhập xuất kho phải thông qua phòng vật tư nhiều khi gây chậm trễ do đó trong trường hợp xuất vật tư cần để thi công gấp thì công ty giao cho đội sản xuất một số quyền hạn tự quyết định nhất định để làm sao phục vụ thi công không gián đoạn.

- Về phân tích tình hình sử dụng quản lý công tác NVL tại công ty: Công tác phân tích tình hình sử dụng, quản lý nguyên vật tại công ty chưa được chú trọng lắm. Việc phân tích chỉ là so sánh thuần giữa lượng thu mua thực tế với kế hoạch. Mặc dù công ty đã xây dựng định mức tiêu hao, định mức dự trữ cũng như kế hoạch thu mua NVL song chưa tiến hành phân tích tình hình

cung cấp về tổng số khối lượng NVL chủ yếu và số ngày đảm bảo sản xuất. Điều này là bất lợi cho công ty trong điều kiện cạnh tranh với thị trường.

- Về dự trữ: kế toán vật tư và thủ kho cần cân đối với nhau các loại NVL công ty sử dụng không để xảy ra trường hợp trong kho hết vật liệu mới tiến hành mua, như vậy gây gián đoạn sản xuất. Có được mức tồn kho hợp lý sẽ xây dựng được kế hoạch thu mua và kế hoạch tài chính tốt đảm bảo quá trình sản xuất liên tục, vận động vốn tốt.

- Công ty cần lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho điều này sẽ giúp công ty có thể ước tính chính xác số NVL sử dụng và giảm bớt thiệt hại. Công ty chỉ dược tính dự phòng giảm giá đối với các mặt hàng tồn kho mà giá trị thị trường hiện tại giảm xuống so với giá gốc. Mức trích lập dự phòng công ty có thể sử dụng công thức ở phần một khóa luận.

- Để quản lý vật tư được dễ dàng chặt chẽ hơn Công ty nên mở sổ “ sổ danh điểm vật tư” việc mã hóa tên và các vật liệu trong sổ danh điểm phải có sự kết hợp chặt chẽ và sắp xếp thứ tự các loại vật liệu. Trong sổ danh điểm phải có sự thống nhất về các phòng, ban chức năng đảm bảo tính khoa học, hợp lý phục vụ chung cho yêu cầu quản lý của công ty, góp phần làm giảm bớt khối lượng kế toán và tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi các loại vật liệu. Để lập sổ danh điểm vật liệu, điều quan trọng nhất là phải xây dựng được bộ mã vật tư chính xác đầy đủ, không trùng lặp, có dữ trữ bổ sung những mã vật liệu mới thuận tiện và hợp lý. Công ty có thể xây dựng bộ mã dựa vào các đặc điểm sau:

. Dựa vào vật liệu

. Dựa vào số nhóm vật liệu trong mỗi loại . Dựa vào số thứ tự vật liệu trong mỗi nhóm . Dựa vào số quy cách vật liệu trong mỗi nhóm.

- Về tính giá nguyên vật liệu nhập kho: NVL mua về sử dụng cho các công trình có thể được nhập tại kho của doanh nghiệp sau đó mới xuất cho các công trình, cũng có thể các đơn vị thi công tự mua theo mức giao khoán. Đối với phần vật liệu mua về nhập kho của doanh nghiệp thì chi phí thu mua được tính vào giá thực tế NVL nhập kho, đó là đối với các NVL được cấp đến tận chân các công trình như sắt, thép, cát sỏi, xi măng…còn đối các loại nhiên liệu và một số NVL khác sử dụng tại chân công trình do doanh nghiệp hay các đơn vị thi công tự vận chuyển, bảo quản thì thì các chi phí phát sinh được hạch toán thẳng vào chi phí dịch vụ mua ngoài hạch toán cho công trình đó. Điều này có nhiều tiện lợi cho công tác kế toán tuy nhiên có thể làm sai lệch trong việc tính chi phí NVL trực tiếp, giá thành công trình, và cách hạch toán như vậy là không đúng quy định. Do đó khi có chi phí thu mua phát sinh thì

Ký hiệu Tên, nhãn hiệu, quy

cách Đơn vị tính Ghi chú Nhóm Danh điểm 1521.01 1521.01.01 1521.01.02 Xi măng Xi măng Bỉm Sơn Xi măng Nghi Sơn

1521.02 1521.02.01 1521.02.02 Thép Thép tròn 9 Thép tròn 6 1521.03 1521.03.01 1521.03.01 Cát Cát Vàng Cát đen 1521.04 1521.04.01 1521.04.02 Đá Đá xay Đá hộc

với bất cứ trường hợp nào thì cũng nên hạch toán vào giá trị NVL. Hạch toán đúng:

Nợ TK 152: Nợ TK 133:

Có TK 331, 111, 112… Khi xuất dùng thì hạch toán:

Nợ TK 621:

Có TK 152:

- Về phương pháp tính giá vật tư xuất kho: Công ty nên áp dụng phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập để tính giá NVL xuất kho. Vì nó giúp xác định chính xác kịp thời chi phí NVL xác định được giá trị xuất cũng như giá trị tồn cuối ngày. Từ đó có thể xác định được giá vốn hàng bán của từng thời điểm bất kỳ trong tháng chứ không phải chờ đến cuối tháng, đồng thời giúp xác định được doanh thu, lợi nhuận tại thời điểm đó.

- Công ty nên sử dụng TK 151 để theo dõi hàng hoá đangđi đường: Tk này giúp công ty theo dõi lượng hàng hoá đã mua nhưng cuối tháng chưa về nhập kho. Khi đó sẽ hạch toán:

Nợ TK 151: Nợ TK 133:

Có TK 111, 112, 331

- Công ty cần chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. Đặc biệt là nâng cao trình độ tin học và ngoại ngữ cho các nhân viên, cử nhân viên đi học lớp tập huấn nghiệp vụ

- Công ty nên lập bảng phân bổ vật tư công cụ dụng cụ: Để phản ánh chi tiết hơn nữa giá trị NVL xuất dùng cho các dối tượng sử dụng, chi tiết cho các tài khoản cấp 1, 2, chi tiết theo từng sản phẩm đối tượng tập hợp chi phí đồng thời tổng hợp toàn bộ giá trị NVL xuất dùng trong tháng trong phạm vi toàn

doanh nghiệp. Bảng này cũng như các bảng biểu khác phải được tạo sẵn trong máy để có khi có yêu cầu sử dụng thì được in ra bất cứ lúc nào. Cơ sở lập bảng này là các chứng từ xuất kho vật liệu. Các chứng từ này được tập hợp và phân loại riêng cho từng đối tượng sử dụng. Giá trị vật liệu xuất kho trong kỳ theo giá thành thực tế phản ánh trong bảng phân bổ NVL theo từng đối tượng tập hợp để ghi vào bên có tài khoản 152, các sổ chi tiết có liên quan và được sử dụng tính giá thành

Mẫu bảng phân bổ NVL có thể được thiết kế như sau:

Mẫu 2.17: Mẫu bảng phân bổ NVL, CCD

Ghi có TK TK 152 Ghi Nợ TK NVL chính TK 1521 Vật liệu phụ TK 1522 Cộng có TK 152 Chi phí NVL TT ( TK 621) Chi phí SXC ( TK 627) ………….. ……….. …… …………. Cộng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây dựng đầu tư t & t nnhệ an (Trang 88 - 93)