Đôi nét về ngành Xây dựng Thanh Hoá.

Một phần của tài liệu “Thực trạng của việc thực hiện luật pháp chế độ chính sách về BHLĐ tại các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng tỉnh Thanh Hoá và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các quy định trên”. (Trang 25 - 27)

Thanh Hóa là một tỉnh lớn có 4 vùng kinh tế phong phú, có tiềm năng trí tuệ, có lực lợng lao động dồi dào, tất cả đang tiềm ẩn cho 1 tơng lai phát triển. Với chính sách mở cửa của Nhà nớc ta Thanh Hoá đã đang và sẽ có nhiều dự án đầu t xây dựng , mở rộng các khu công nghiệp: Bỉm Sơn, Lam Sơn, Nghi Sơn, Vân Du, Nông Cống, Cảng Lễ Môn..., đô thị du lịch Sầm Sơn, và một loại hình công nghiệp đặc biệt - công nghiệp không có ống khói. Nền kinh tế Thanh Hoá phát triển là miền đất hứa của ngành Xây dựng.

Ngành Xây dựng Thanh Hoá với 15 đơn vị trực thuộc Sở Xây dựng gồm 4 công ty xây dựng làm nhiệm vụ xây lắp từ công trình công nghiệp - dân dụng, công trình đô thị đến điện - nớc..., 9 công ty, xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật liệu, 1 công ty cấp thoát nớc, 1 trờng xây dựng, 1 viện quy hoạch và 1 công ty t vấn. Ngoài các đơn vị quốc doanh trực thuộc Sở, ngành Xây dựng Thanh Hoá còn có nhiều thành phần kinh tế khác, từ quốc doanh Trung ơng, quốc doanh Tỉnh (của các ngành), quốc doanh thành phố, huyện, thị đến các doanh nghiệp t nhân, công ty TNHH, hợp tác xã, tổ hợp tác, thợ tự do với hơn 2 vạn ngời làm công tác xây dựng và sản xuất - cung ứng vật liệu trong tỉnh. Với lực lợng ấy, ngành Xây dựng Thanh Hoá có đủ sức đảm nhiệm hàng trăm công trình lớn nhỏ và cung cấp đầy đủ chủng loại vật liệu xây dựng.

Trong những năm qua, ngành Xây dựng Thanh Hóa đã tích cực nhạy bén với cơ chế mở cửa, chủ động tìm kiếm thị trờng, không ngừng cải tiến về tổ chức sản xuất, đẩy mạnh đầu t mới về thiết bị, công nghệ. Đặc biệt rất quan tâm đến công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng nhằm sản xuất những sản phẩm vật liệu xây dựng mới có chất lợng cao đáp ứng nhu cầu thị trờng xây dựng và tham gia xuất khẩu.

Sự đầu t đổi mới công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng, thi công xây lắp cùng với việc ứng dụng khoa học công nghệ tin học và nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong Ngành Xây dựng đã tạo ra một thị trờng sản xuất, mua bán, kinh doanh vật liệu xây dựng, và hành nghề xây dựng đa dạng, phong phú, từng bớc đáp ứng nhu cầu xây dựng của Nhà nớc và nhân dân các vùng, các miền trên địa bàn tỉnh. Đây là tiền đề, là cơ sở ban đầu để Ngành Xây dựng Thanh Hóa từng bớc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh.

Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng cũng năng động, điều tra nắm bắt thị trờng, thành lập hiệp hội, mở rộng mạng lới đại lý đến địa bàn huyện, thị trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất vật liệu xây dựng truyền thống, các doanh nghiệp cũng rất quan tâm đến việc mở rộng thị trờng xây dựng và đa dạng hóa ngành nghề. Đó chính là xu thế thời đại đang mở ra hớng làm ăn mới trong thời kỳ phát triển kinh tế của đất nớc nói chung, của Ngành Xây dựng Thanh Hóa nói riêng để từng bớc phấn đấu hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực

Ngành Xây dựng Thanh Hóa cũng là một ngành thu hút rất nhiều lao động thủ công. Thị trờng xây dựng càng phát triển, số lợng các đơn vị hành nghề trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng, sử dụng đợc lực lợng lao động thiếu việc làm trong xã hội, góp phần giải quyết việc làm và thu nhập cho hàng ngàn lao động.

Đặc điểm lao động ngành Xây dựng Thanh Hóa là tuổi đời rất trẻ, trung bình từ 18 - 30 tuổi chiếm 45,8%, từ 31- 45 tuổi chiếm 43,5%, đặc biệt là trong thi công xây lắp phổ biến là lứa tuổi từ 23 - 35 tuổi chiếm hơn 50%. Sở dĩ nh vậy là làm việc trong ngành Xây dựng rất gian khổ. Nó liên quan đến nhiều hoạt động

chân tay và thể lực, đồng thời cũng rất nguy hiểm. Tuy nhiên số lợng lao động nữ trong toàn ngành cũng tơng đối cao (chiếm 31,8%). Đây cững chính là vẫn đề khó khăn trong tổ chức lao động, bố trí dây chuyền lao động cho số công nhân nữ.

Đội ngũ công nhân lao động ngành Xây dựng Thanh Hóa cũng đang dần có sự đổi mới về cơ cấu. Hầu hết công nhân trẻ đã tốt nghiệp Phổ thông Trung học và học qua trờng Xây dựng. Lao động phổ thông đang có xu hớng giảm dần. Cấp bậc thợ bình quân là 3,78. Thợ xây đã vơn lên làm nhiều công việc khó, có yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật cao nh: trát thạch cao, matít, sơn vôi, đắp phào, gờ chỉ, họa tiết hoa văn phức tạp và trang trí nội thất cao cấp.

Công tác đào tạo, bồi dỡng cán bộ và công nhân kỹ thuật rất đợc Sở quan tâm chỉ đạo. Tuy nhiên vấn đề lao động trong các đơn vị t nhân đang là mối lo ngại. Phần lớn ngời lao động xuất phát từ các vùng nông thôn đi làm thuê không đợc đào tạo cơ bản qua trờng lớp nên thờng thiếu hiểu biết về luật pháp an toàn lao động, không biết đợc các mối nguy hiểm cần phải đề phòng trong môi trờng lao động.

Nhng chính khả năng thu hút lao động của Ngành Xây dựng đã góp phần tạo nên sự ổn định chính trị, kinh tế xã hội, hơn nữa còn tạo nên nhiều công trình công nghiệp, dân dụng từ nhà máy, trờng học, bệnh viện, nhà hát, khách sạn, nhà ở đến trụ sở các cơ quan đã mọc lên trên khắp đô thị của mảnh đất quê hơng xứ Thanh. Ngành Xây dựng Thanh Hóa đang góp phần làm cho bộ mặt tỉnh nhà từng bớc đổi thay để hoà mình vào nhịp điệu phát triển của cả nớc.

Một phần của tài liệu “Thực trạng của việc thực hiện luật pháp chế độ chính sách về BHLĐ tại các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng tỉnh Thanh Hoá và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các quy định trên”. (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w