Nâng cao vai trò, hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nớc đối với các hình thức kinh tế trung gian

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ triết học khâu trung gian trong sự phát triển xã hội và ý nghĩa phương pháp luận của nó đối với quá trình đổỉ mới kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 149 - 155)

đối với các hình thức kinh tế trung gian

Nhà nớc là yếu tố cơ bản của hệ thống chính trị, là công cụ sắc bén để giai cấp công nhân và nhân dân lao động thực hiện quá trình cải biến cách mạng. Vai trò của nhà nớc có ý nghĩa quyết định đối với việc vận dụng các hình thức kinh tế trung gian, dẫn dắt chúng phát triển theo định hớng XHCN. Để nâng cao vai trò quản lý của nhà nớc đối với các hình thức kinh tế trung gian, cần thực hiện những giải pháp chủ yếu sau đây:

- Xây dựng thể chế kinh tế và hệ thống pháp luật đồng bộ, tạo ra khung pháp lý thuận lợi cho tổ chức và cá nhân sản xuất, kinh doanh, đồng thời để thực hiện có hiệu quả sự kiểm kê, kiểm soát và định hớng hoạt động của các hình thức kinh tế trung gian. Để quản lý nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị tr- ờng, đòi hỏi hệ thống pháp luật nớc ta phải đợc phát triển và không ngừng đợc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Hiện nay, trớc yêu cầu phát triển của nền kinh tế hệ thống luật pháp của ta còn thiếu và cha đồng bộ, thậm chí còn chồng chéo nhau, gây khó khăn, trở ngại cho hoạt động của các doanh nghiệp và hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nớc. Bên cạnh đó, pháp luật lại cha đợc thực hiện nghiêm minh và còn nhiều sơ hở, đã tạo điều kiện cho một số kẻ lợi dụng để làm ăn bất chính, trốn thuế, buôn lậu, gian lận kinh tế, mặt khác để một số cán bộ nhà nớc lợi dụng sách nhiễu, gây phiền

toái cho hoạt động sản xuất kinh doanh, làm nản lòng các nhà đầu t trong và ngoài nớc đối với việc liên doanh hợp tác làm ăn với ta. Vì thế cần nhanh chóng hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, xây dựng khung pháp lý chung cho các chủ doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, tránh sự chồng chéo, gây bất lợi cho các chủ thể kinh doanh. Đồng thời với tăng c- ờng pháp chế XHCN, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nớc là đòi hỏi vừa lâu dài, vừa cấp bách để phát triển và quản lý tốt các hình thức kinh tế trung gian, đảm bảo định hớng xã hội chủ nghĩa.

- Xây dựng hệ thống các chính sách, u đãi, khuyến khích đầu t, tạo lập môi trờng chính trị, xã hội ổn định để các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nớc đầu t phát triển lâu dài. Có chính sách u tiên, u đãi cho các nhà đầu t phát triển ở các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, vùng sâu, vùng xa và các lĩnh vực kinh tế có khả năng phát triển vơn ra cạnh tranh trên thị tr- ờng thế giới. Hiện nay chúng ta đang đứng trớc một cơ cấu kinh tế còn bất hợp lý, sự tách rời giữa công nghiệp và nông nghiệp, sự chênh lệch về khoảng cách phát triển kinh tế và đời sống giữa các vùng, các tầng lớp dân c, đặc biệt là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít ngời. Do đó, phải có chính sách u tiên phát triển công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp, mở mang kinh tế ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa (nh u đãi đầu t, miễn giảm giá thuê đất đối với các doanh nghiệp, các hộ kinh tế nghèo, các tổ chức kinh tế hợp tác). Tất nhiên điều đó sẽ làm cho nhà nớc, trớc mắt thất thu ngân sách, song, thay vì phải chi ngân sách để cứu trợ vùng nghèo, ngời nghèo, chúng ta đầu t phát triển kinh tế để giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, tức là giải quyết đợc cả vấn đề cơ bản lâu dài, cả vấn đề trớc mắt. Đây là một giải pháp quan trọng và có hiệu quả nhất để kết hợp phát triển kinh tế với thực hiện chính sách xã hội.

vọt về công nghệ, kỹ thuật tiên tiến đối với một số ngành kinh tế trọng yếu, mũi nhọn có triển vọng chiếm lĩnh thị trờng thế giới và phát triển kinh tế lâu bền cho đất nớc. Khuyến khích mạnh việc đầu t phát triển các tổ chức doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, áp dụng công nghệ thích hợp để kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, sử dụng nguồn nhân lực dồi dào nhằm phát huy cao độ lợi thế so sánh của đất nớc.

Sử dụng có hiệu quả các chính sách tài chính, tiền tệ, chính sách thuế cùng với các lực lợng kinh tế - kỹ thuật khác để tác động trực tiếp hay gián tiếp vào các doanh nghiệp, làm thay đổi các quan hệ kinh tế, thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển đúng định hớng. Dùng chính sách thuế, hạn ngạch, lãi suất tiền vay, giá cả để khuyến khích hay hạn chế đầu t phát triển của các doanh nghiệp nhằm xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý. Dùng vốn ngân sách nhà nớc để đầu t phát triển kết cấu hạ tầng nh giao thông, năng lợng, hạ tầng kinh tế, kỹ thuật ở các vùng còn lạc hậu nh nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển tại chỗ, để thu hút các nhà đầu t mạnh dạn bỏ vốn kinh doanh lâu dài. Sử dụng các nguồn lực kinh tế, các đơn vị kinh tế nhà nớc, bằng nhiều phơng thức, chẳng hạn thông qua tín dụng, thị trờng chứng khoán, cổ phần hóa... để thâm nhập, hợp tác, liên doanh với các doanh nghiệp t nhân, tạo lập các hình thức kinh tế trung gian quá độ, thông qua đó để điều tiết tác động quan hệ sản xuất và định hớng sự phát triển của chúng vào quỹ đạo XHCN. Tránh để các doanh nghiệp t nhân thiết lập các tổ chức độc quyền lũng đoạn nền kinh tế hoặc nằm ngoài sự kiểm kê, kiểm soát của nhà nớc.

- Đổi mới và hoàn thiện công tác kế hoạch hóa nhằm định hớng cho các doanh nghiệp đầu t phát triển theo mục tiêu của CNXH. Kế hoạch hóa bắt nguồn từ tính tích cực tự giác của nhân tố chủ quan trong nhận thức và vận dụng những quy luật khách quan để tác động vào nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo mục tiêu xã hội đặt ra. Cơ chế thị trờng về cơ bản là sự

tác động tự phát của những quy luật kinh tế khách quan. Dới tác động của cơ chế thị trờng tự phát, nền kinh tế không thể phát triển một cách lành mạnh, mà thờng xuyên phát sinh những tiêu cực. Cho nên vai trò kế hoạch hóa của nhà nớc là công cụ đảm bảo cho nền kinh tế phát triển theo định hớng XHCN.

Thực hiện kế hoạch hóa phải bám sát yêu cầu phát triển khách quan của nền kinh tế. Đối với nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp trớc đây, kế hoạch hóa là sự áp đặt ý muốn chủ quan duy ý chí, thiếu thực tế của chủ thể quản lý, do đó không đem lại kết quả mong muốn. Kế hoạch hóa trong nền kinh tế thị trờng theo định hớng XHCN đòi hỏi nhà nớc phải nghiên cứu, xác lập một cơ cấu kinh tế xã hội phù hợp với điều kiện phát triển khách quan của đất nớc, đảm bảo sự phát triển cân đối, hài hòa giữa các ngành, các vùng và trên phạm vi toàn xã hội, đảm bảo phân phối các nguồn lực, khai thác tốt nhất nguồn tài nguyên và con ngời Việt Nam. Ưu tiên những ngành, vùng, mũi nhọn, trọng điểm trong những giai đoạn nhất định, từ đó hớng hoạt động của các tổ chức kinh tế quá độ vào hoạt động trong những mục tiêu kế hoạch đã vạch ra.

Kế hoạch hóa phải tập trung các nguồn lực trong tay nhà nớc để thực hiện quản lý và điều tiết có hiệu quả nền kinh tế và giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh do cơ chế thị trờng tạo ra, đảm bảo sự tăng trởng kinh tế đi đôi với công bằng và tiến bộ xã hội. Trong thời kỳ quá độ, nhà nớc vẫn cha hoàn toàn chủ động, tự giác tác động và chi phối sự phát triển của nền kinh tế, mà trên một mức độ nhất định còn chịu sự chi phối mạnh mẽ của những tất yếu kinh tế. Kế hoạch hóa ở đây là nhằm giải quyết tốt mặt trái của cơ chế thị trờng, để vừa đảm bảo nền kinh tế tăng trởng nhanh, vừa đảm đảm bảo mục tiêu định hớng XHCN. Trên cơ sở kế hoạch hóa để hớng dẫn các thành phần kinh tế cá thể, t bản t nhân hoạt động đúng mục tiêu và hiệu quả xã hội. Từ đó để hạn chế đợc những mặt tiêu cực vốn có của chúng.

Kế hoạch hóa nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả của nhà nớc trong việc quản lý tài sản, tài nguyên quốc gia, đảm bảo khai thác và tôn tạo hợp lý các nguồn lực tự nhiên, kinh tế, xã hội của đất nớc.

Thực hiện có hiệu quả công tác kế hoạch hóa đòi hỏi phải nâng cao tính chủ động, chú trọng tính khoa học, tính chính xác và tính hiện thực trong xây dựng và thực hiện kế hoạch. Muốn vậy phải kiện toàn những cơ quan kế hoạch hóa của nhà nớc, xây dựng một đội ngũ cán bộ có bản lĩnh, có trí tuệ và tầm nhìn chiến lợc, tiến hành khảo sát, thiết kế các chơng trình mục tiêu, tham mu cho chính phủ hình thành định hớng phát triển chiến lợc cho nền kinh tế quốc dân.

- Đổi mới tổ chức bộ máy nhà nớc, khẩn trơng cải cách hành chính, đảm bảo cho nhà nớc quản lý có hiệu lực, hiệu quả đối với các hình thức kinh tế trung gian. Đi đôi với việc giữ vững bản chất nhà nớc của dân, do dân và vì dân, cần phải nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nớc đối với sự phát triển của đất nớc. Tổ chức và hoạt động của nhà nớc ta hiện nay mặc dù đã có những đổi mới quan trọng, nhng vẫn tỏ ra cồng kềnh, chức năng chồng chéo, phơng thức làm việc theo kiểu hành chính quan liêu còn phổ biến, đang cản trở sự phát triển của nền kinh tế. Thực hiện chính sách mở cửa, thu hút đầu t nớc ngoài, nhiều nhà đầu t muốn hợp tác, làm ăn lâu dài, nhng trớc những cơ chế chính sách, quy chế làm việc, với nhiều tầng, nhiều nấc trung gian đã làm nản chí các nhà đầu t, do đó các chính sách mở cửa thu hút đầu t của Đảng và Nhà nớc đã không đợc phát huy đầy đủ. Để vận dụng có hiệu quả hình thức kinh tế quá độ, đặc biệt là kinh tế t bản nhà nớc, cần phải tiến hành khẩn trơng cải cách nền hành chính nhà nớc, nâng cao chất lợng hoạt động của bộ máy nhà nớc. Cụ thể trên các mặt sau đây:

. Xóa bỏ thủ tục hành chính phiền hà cả về thể chế và tổ chức thực hiện; loại bỏ những khâu trung gian bất hợp lý, ngăn chặn tệ cửa quyền,

tham nhũng, hối lộ, thực hiện tốt chủ trơng thống nhất một đầu mối quản lý "một dấu một cửa" tạo môi trờng pháp lý thông thoáng, thuận lợi, cởi mở để các nhà đầu t yên tâm, thoải mái hoạt động kinh doanh theo pháp luật của nhà nớc.

. Tổ chức bộ máy tinh, gọn, tập trung thống nhất và thông suốt từ trung ơng xuống cơ sở, đảm bảo kiểm kê, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của các doanh nghiệp trong việc thực hiện pháp luật nhà nớc, nhng không gây cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.

. Xây dựng đội ngũ công chức có phẩm chất đạo đức, có lý tởng, tinh thông nghề nghiệp, tận tâm khi thi hành công vụ. Đồng thời phải có cơ chế quản lý, những giải pháp chiến lợc để đề phòng và đấu tranh có hiệu quả chống tham nhũng, hối lộ... đối với các quan chức và nhân viên nhà nớc.

. Giải pháp cơ bản lâu dài để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nớc là xây dựng và thực hiện tốt thiết chế công khai hóa, dân chủ hóa hoạt động của các cơ quan nhà nớc, các quan chức trong bộ máy nhà nớc các cấp, đặc biệt là đối với những cơ quan phân bổ ngân sách, quản lý đầu t, các chơng trình, dự án, các doanh nghiệp nhà nớc, các công chức có trọng trách thuộc các cơ quan quản lý tài sản của nhà nớc, ở các tổ chức kinh tế hợp tác giữa nhà nớc với các thành phần kinh tế khác.

Mỗi nền kinh tế đều mang bản chất giai cấp, bản chất các hình thức kinh tế trung gian tùy thuộc vào bản chất của nhà nớc. Nhà nớc đóng vai trò là ngời tổ chức các hình thức kinh tế trung gian, đồng thời là nhân tố quyết định khuynh hớng vận động, phát triển của chúng. Cho nên, việc giữ vững bản chất giai cấp công nhân và nâng cao không ngừng hiệu quả và hiệu lực quản lý của nhà nớc có ý nghĩa quyết định trong việc đảm bảo định hớng XHCN đối với sự vận dụng các hình thức kinh tế trung gian trong quá trình đổi mới kinh tế ở nớc ta.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ triết học khâu trung gian trong sự phát triển xã hội và ý nghĩa phương pháp luận của nó đối với quá trình đổỉ mới kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 149 - 155)