Khâu trung gian trong sự quá độ từ chủ nghĩa t bản lên chủ nghĩa xã hộ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ triết học khâu trung gian trong sự phát triển xã hội và ý nghĩa phương pháp luận của nó đối với quá trình đổỉ mới kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 45 - 60)

chủ nghĩa xã hội

Nh chúng ta đã biết, khái niệm thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNCS đã đ- ợc Mác nêu ra trong " Phê phán cơng lĩnh Gô-ta". Trong tác phẩm đó, ông đã khẳng định: "Giữa xã hội t bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nớc của thời kỳ ấy

không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản" [56, 47]. Nhng, để hiểu đúng thực chất thời kỳ quá độ này, trớc hết phải xác định vị trí lịch sử của nó với các hình thái kinh tế - xã hội trớc và sau nó, cũng nh đối với hai giai đoạn phát triển thấp, cao của hình thái kinh tế - xã hội CSCN. Bởi vì, ở đây đang còn có những quan điểm khác nhau.

Có quan điểm cho rằng, Mác cha bao giờ nói tới thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH, mà chỉ đề cập đến thời kỳ quá độ từ CNTB lên giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa. Theo quan điểm này, thời kỳ quá độ là một quá trình liên tục, kéo dài, từ CNTB lên giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội CSCN, bao gồm cả giai đoạn xã hội XHCN. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, quan niệm nh vậy là cha đúng với thực chất t tởng của Mác. Bởi vì, thuật ngữ "Chủ nghĩa cộng sản" mà Mác dùng để định nghĩa thời kỳ quá độ đã nêu trên, đợc hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả giai đoạn thấp (Chủ nghĩa xã hội) và giai đoạn cao (Chủ nghĩa cộng sản) [7, 156-157]. Mặt khác, cách hiểu nh vậy sẽ làm lu mờ vị trí, vai trò độc lập tơng đối của thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH, không thấy hết tính phức tạp trong mỗi giai đoạn phát triển cụ thể của nó.

Có quan điểm khác cho rằng, thời kỳ quá độ là một giai đoạn lịch sử không còn là xã hội TBCN và cũng cha phải xã hội CSCN, nó có phơng thức sản xuất riêng và vận động theo quy luật quá độ [6]. Quan niệm nh vậy, theo chúng tôi, lại tuyệt đối hóa vị trí, vai trò của thời kỳ quá độ. Mặt khác, một khi thừa nhận sự tồn tại của phơng thức sản xuất quá độ thì cũng phải thừa nhận sự hiện diện của hình thái kinh tế - xã hội "quá độ", độc lập, liền trớc hình thái kinh tế - xã hội CSCN. Quan điểm nh vậy là không phù hợp với lý luận hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác và thực tế lịch sử.

Lênin trong việc phân kỳ hình thái kinh tế - xã hội CSCN. Ông chia nó thành ba giai đoạn: I "những cơn đau đẻ kéo dài"; II "giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa"; III "giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa" [41, 223]. Lênin cho rằng: giai đoạn "những cơn đau đẻ kéo dài" là thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH. Giai đoạn này có vai trò độc lập đối với hai giai đoạn CNXH và CNCS, song vẫn thuộc về hình thái kinh tế - xã hội CSCN. Thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH chính thức bắt đầu từ khi giai cấp vô sản giành đợc sự thống trị đối với xã hội cho đến khi xã hội XHCN đợc định hình về cơ bản và bắt đầu phát triển trên cơ sở của chính nó [7, 157]. Quan niệm đó là phù hợp với phép biện chứng về sự phát triển của lịch sử xã hội: mỗi hình thái kinh tế - xã hội có quá trình phát sinh, phát triển và đạt đến sự hoàn thiện, chín muồi của nó. Thời kỳ quá độ ở đây có tính chất, vị trí, vai trò độc lập tơng đối trong quan hệ với các giai đoạn khác của hình thái, nh- ng đồng thời không đối lập với giai đoạn sau. Chúng tôi tán thành quan điểm này.

Khái niệm thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH sẽ đợc hiểu đầy đủ hơn khi đi sâu phân tích những đặc điểm mang tính chất trung gian của giai đoạn này.

Chủ nghĩa Mác cho rằng, thời kỳ quá độ là trạng thái của xã hội đang "thoát thai" từ xã hội cũ, đang trong quá trình sinh nở một xã hội mới tiến bộ hơn xã hội cũ. Đây cũng là thời kỳ mà CNTB đã bị đánh bại, song cha bị tiêu diệt hẳn, CNXH đang hình thành, nhng còn non yếu. Cho nên, trong kết cấu kinh tế - xã hội của thời kỳ quá độ còn có sự đan xen, thâm nhập vào nhau giữa những yếu tố, những đặc điểm của cả CNTB lẫn CNXH.

Trên lĩnh vực kinh tế. Tính chất trung gian thể hiện trên các quan hệ kinh tế, trong đó, rõ nét nhất là quan hệ về sở hữu, quan hệ về phân phối. Mác và Ăngghen cho rằng, sau khi chế độ t bản bị lật đổ, các hình thức sở hữu t nhân vẫn còn tồn tại trong một thời gian nhất định. Lênin cho rằng,

kinh tế của thời kỳ quá độ ở bất kỳ nớc TBCN nào khi đi lên CNXH cũng gồm ba thành phần cơ bản: kinh tế XHCN, kinh tế TBCN và kinh tế hàng hóa nhỏ. Đặc biệt, đối với những nớc tiền t bản hoặc CNTB cha phát triển, thì cơ cấu kinh tế còn đa dạng và phức tạp hơn, bao gồm cả các thành phần kinh tế sản xuất nhỏ - tự cấp, tự túc. Việc cải tạo, đi đến xóa bỏ chế độ t hữu cũng nh xác lập chế độ công hữu là một quá trình từng bớc, tùy thuộc vào trình độ phát triển của lực lợng sản xuất. Chỉ khi nào giai cấp vô sản tạo ra một khối lợng t liệu sản xuất đạt trình độ xã hội hóa rất cao mới thủ tiêu đ- ợc chế độ t hữu. Đó là mặt sở hữu, còn về chế độ phân phối, trong "Phê phán cơng lĩnh Gô-ta", Mác và Ăngghen cho rằng, trong thời kỳ quá độ áp dụng đồng thời cả chế độ phân phối bình đẳng và không bình đẳng; quy luật giá trị vẫn còn điều tiết thời gian lao động và phân phối lao động xã hội.

Về chính trị. Sự tồn tại của các thành phần kinh tế quy định sự tồn tại của những lực lợng, giai cấp xã hội có lợi ích khác nhau, thậm chí đối lập nhau; các giai cấp, tầng lớp ấy vừa liên minh, vừa đấu tranh với nhau. Vì thế, mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp vẫn còn gay gắt và phức tạp. Nhà nớc vẫn còn phải thực hiện chức năng bạo lực, trấn áp đối với sự phản kháng của kẻ thù. Tàn d của pháp quyền t sản và cả thiết chế chính trị t sản vẫn còn đan xen tồn tại bên cạnh nền dân chủ XHCN đang hình thành và hoàn thiện từng bớc. Lênin viết: "Trong giai đoạn đầu... chủ nghĩa cộng sản cha thể hoàn toàn trởng thành về mặt kinh tế, cha thể hoàn toàn thoát khỏi những tập tục hay tàn tích của chủ nghĩa t bản" [41, 121]. Nhà nớc chuyên chính vô sản chính là hình thức trung gian, quá độ về chính trị để đi đến xóa bỏ nhà nớc, khi mà chế độ t hữu bị thủ tiêu hoàn toàn, đồng thời không còn giai cấp và đấu tranh giai cấp.

Trong lĩnh vực ý thức xã hội. Những t tởng, đạo đức, lối sống cũ và mới, bảo thủ, lạc hậu và văn minh tiến bộ của các xã hội cũ và của CNXH đan xen tồn tại. Hơn nữa, do tính độc lập tơng đối của ý thức xã hội, những

tàn d t tởng, lối sống của chế độ cũ cha thể mất đi ngay, chúng còn cản trở sự ra đời của ý thức, t tởng tiến bộ ngay cả khi những cơ sở kinh tế, chính trị của chúng cơ bản đã bị mất đi.

Những đặc điểm trên nói lên tính trung gian của thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH. Trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đều có kết cấu không thuần nhất, mà có sự đan xen thâm nhập vào nhau của cả những yếu tố TBCN và những yếu tố XHCN. Sự phát triển của những nhân tố, những trật tự cũ còn cản trở sự ra đời của cái mới, đôi khi còn lấn át cái mới, đẩy cái mới vào tình trạng thụt lùi tạm thời, phải làm đi làm lại nhiều lần. Đề cập đến tình huống đó, Lênin đã từng chỉ ra tình trạng có những mảnh vụn của trật tự cũ đôi khi chất đống lại một cách nhanh chóng, trong khi đó, những mầm mống của cái mới có khi lại phát triển chậm chạp và không phải bao giờ cũng thấy rõ ngay đợc [42, 252]. Chính vì sự phức tạp, khó khăn của thời kỳ quá độ, mà chủ nghĩa Mác đã cho rằng, thực hiện những cải biến cách mạng từ CNTB lên CNXH là một quá trình lâu dài, khó khăn, phức tạp, và hoàn toàn phải tuân theo những quy luật khách quan. Khi tiến hành xây dựng CNXH ở nớc Nga, Lênin cho rằng, trong thời kỳ quá độ phải làm cho quá trình chuyển hóa nền kinh tế đợc diễn ra liên tục, không cắt đứt mối liên hệ bình thờng giữa chất cũ và chất mới. Bởi vì, giai cấp vô sản không thể ngay một lúc lấp đi hố ngăn cách giữa trình độ phát triển rất khác nhau giữa chúng. Vì vậy phải "học tập cách nối lại những mối quan hệ kinh tế tất yếu và không thể tránh đợc hiện nay" [45, 380]. Những đặc điểm của thời kỳ quá độ cho thấy, khi tiến hành những cải biến cách mạng, đòi hỏi giai cấp vô sản phải biết vận dụng đúng đắn những khâu trung gian, để rút ngắn thời kỳ "đau đẻ" kéo dài.

Những đặc điểm của thời kỳ quá độ thể hiện tính đặc thù của nó so với giai đoạn xã hội XHCN. Nếu nh trong kết cấu của xã hội ở thời kỳ quá độ, cái cũ và cái mới còn tồn tại đan xen, trong đó những yếu tố của CNXH,

mới chỉ đóng vai trò định hớng, thì ở giai đoạn xã hội XHCN, xã hội mới đã đợc định hình về cơ bản, mặc dù những "tàn tích" của xã hội cũ cha thể mất đi hoàn toàn.

Chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ vạch ra những tính quy luật phổ biến của thời kỳ quá độ lên CNXH, mà còn cố gắng để tìm ra những khâu trung gian khác nhau nhằm giải quyết những nhiệm vụ cho từng kiểu quá độ. Cụ thể:

1- Kiểu quá độ trực tiếp. Đây là kiểu quá độ thích ứng với những n- ớc TBCN đã có sự phát triển đầy đủ và chín muồi về các tiền đề kinh tế - xã hội. Để đi lên CNXH ở những nớc này, sự phát triển của lực lợng sản xuất phải đạt trình độ xã hội hóa cao, và trở nên mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất TBCN. Những mâu thuẫn gay gắt trong chế độ kinh tế chuyển thành những mâu thuẫn chính trị - xã hội, và tất yếu sẽ nổ ra cuộc cách mạng xã hội. Khi giành đợc thắng lợi, giai cấp vô sản bắt đầu bớc vào thời kỳ quá độ để xóa bỏ chế độ xã hội cũ, xây dựng chế độ xã hội mới, tiến bộ hơn. Sự " quá độ trực tiếp" ở đây đợc hiểu là, nhờ những tiền đề vật chất - kỹ thuật mà CNTB tạo ra đầy đủ và chín muồi, nhiệm vụ chủ yếu của giai cấp vô sản lúc này là xóa bỏ quan hệ sản xuất đang trở thành "xiềng xích" trói buộc lực lợng sản xuất và kìm hãm sự tự do, bình đẳng của con ngời. Nhiệm vụ của thời kỳ quá độ là cải biến các quan hệ kinh tế - xã hội cũ, xác lập trực tiếp các quan hệ kinh tế - xã hội của CNXH.

Trong khi tuyên bố sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản trong cách mạng XHCN là xóa bỏ chế độ t hữu TBCN về t liệu sản xuất, Mác và Ăngghen đồng thời nhấn mạnh, đó là quá trình lâu dài, phức tạp, trong đó giai cấp vô sản phải sử dụng những biện pháp, những hình thức trung gian để thực hiện sự quá độ phù hợp với quá trình phát triển "tự nhiên" của lịch sử. Do những điều kiện của thực tiễn lịch sử cha cho phép thực hiện kiểu quá độ "trực tiếp", nên Mác và Ăngghen không thể chỉ ra một cách cụ thể

những khâu trung gian nào giai cấp vô sản cần phải vận dụng để thực hiện sự quá độ. Song, các ông cũng đã để lại cơ sở lý luận và phơng pháp luận quan trọng để thực hiện điều đó. Chẳng hạn, đối với lĩnh vực kinh tế, các ông đặc biệt lu ý đến những hình thức kinh tế có tính chất trung gian mà giai cấp vô sản phải vận dụng để tiến hành cải tạo quan hệ kinh tế của xã hội cũ, xác lập quan hệ kinh tế mới. Trong bộ "T bản", Mác chỉ ra rằng, ở giai đoạn phát triển của CNTB đã xuất hiện các công ty cổ phần, các xí nghiệp hợp tác xã công nhân... là những hình thức kinh tế thể hiện trình độ xã hội hóa cao. Mặc dù những quan hệ kinh tế bên trong của các hình thức kinh tế ấy vẫn mang bản chất TBCN, nhng chúng đã chứa đựng những tiền đề cho sự quá độ sang phơng thức sản xuất mới, phủ định phơng thức sản xuất TBCN. Mác cho rằng, đó là "điểm quá độ tất nhiên để t bản lại chuyển thành sở hữu của những ngời sản xuất, nhng không phải với t cách là sở hữu t nhân của những ngời sản xuất riêng lẻ nữa, mà với t cách là sở hữu của những ngời sản xuất liên hợp, thành sở hữu xã hội trực tiếp", và đó cũng là "điểm quá độ để biến tất cả những chức năng của quá trình tái sản xuất hiện còn gắn liền với quyền sở hữu t bản đơn giản thành chức năng của những ngời sản xuất liên hợp" [60, 668]. Nghiên cứu sự phát triển của CNTB ở giai đoạn phát triển tột cùng của nó, Lênin cũng đã chỉ ra những hình thức kinh tế đóng vai trò là những nấc thang trung gian để đi lên CNXH, đó là những hình thức khác nhau của chủ nghĩa t bản độc quyền nhà nớc. Lênin cho rằng, chủ nghĩa t bản độc quyền nhà nớc là phòng chờ để đi lên CNXH. Tuy nhiên, chỉ khi giai cấp công nhân giành đợc chính quyền về tay mình, thì bớc quá độ lên CNXH mới đợc đặt ra một cách trực tiếp.

2. Kiểu quá độ gián tiếp. Kế thừa và phát triển sự nghiệp của Mác và Ăngghen, trong thời đại của mình, Lênin đã bắt tay vào việc giải "bài toán" quá độ với những "dữ kiện" mới, do điểm xuất phát đi lên CNXH bắt đầu từ xã hội mà ở đó, CNTB còn cha phát triển, nền sản xuất nhỏ còn phổ biến. ở

những nớc này, nhiệm vụ của thời kỳ quá độ không chỉ là cải tạo các quan hệ kinh tế - xã hội cũ, xác lập quan hệ kinh tế - xã hội mới, mà trớc hết và chủ yếu là phát triển lực lợng sản xuất, tạo ra những điều kiện vật chất cần thiết cho CNXH. Cho nên, thời kỳ quá độ ở đây sẽ khó khăn, phức tạp, lâu dài hơn; phải đi bằng con đờng "vòng", qua nhiều bớc quá độ, nhiều nấc thang trung gian gián tiếp hơn, đặc biệt hơn kiểu quá độ trực tiếp. Vì vậy, kết cấu kinh tế - xã hội của thời kỳ quá độ ở đây vừa mang đặc điểm của xã hội t bản, vừa mang đặc điểm của xã hội XHCN, đồng thời lại vừa mang đặc điểm của các xã hội tiền t bản. Cho nên, chẳng những thời kỳ quá độ sẽ lâu dài, phức tạp hơn, phải qua nhiều giai đoạn quá độ để phát triển hơn, mà còn đòi hỏi phải tìm tòi, vận dụng rất đa dạng các hình thức trung gian để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Đó là kiểu quá độ đã diễn ra ở nớc Nga sau Cách mạng tháng Mời và ở những nớc XHCN hiện nay. Mặc dù,

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ triết học khâu trung gian trong sự phát triển xã hội và ý nghĩa phương pháp luận của nó đối với quá trình đổỉ mới kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 45 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w