- Điều chỉnh tín dụng: Biện pháp này được thực hiện nhằm đảm bảo khoản cho vay phù hợp với tình hình mới và nhu cầu phát sinh của khách
3.3.3. Đối với ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VP Bank).
quốc doanh Việt Nam (VP Bank).
Với vai trò là cơ quan chỉ đạo trực tiếp hoạt động của NHTMCP các doanh nghiệp NQD - VPBank Ngô Quyền, NHTMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam cần có những hướng dẫn cụ thể các hoạt động của VPBank Ngô Quyền, đồng thời tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống nhằm gián tiếp giúp VPBank Ngô Quyền thực hiện tốt hơn nữa công tác QLRRTD:
- Chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể, kịp thời các chủ trương, chính sách của Chính phủ và của ngành cho Chi nhánh thực thi giúp họ nhanh chóng giải tỏa những vướng mắc để nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Chuẩn hóa cán bộ ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng.
chuẩn của cán bộ ngân hàng ở các mặt hoạt động nghiệp vụ khác nhau, đồng thời tổ chức các lớp đào tạo cán bộ chuyên sâu trong từng lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực TD. Các lớp đào tạo này phải mở thường xuyên, nội dung giảng dạy không ngừng nâng cao để phù hợp với sự phát triển nghiệp vụ ngân hàng tiến tới những tiêu chuẩn quốc tế. Có thể tổ chức những kì thi sát hạch đối với cán bộ ngân hàng trong đó đặt mục tiêu công bằng lên hàng đầu để chọn lọc những cán bộ đủ năng lực, phẩm chất, đồng thời khuyến khích họ không ngừng học hỏi, trau dồi nghiệp vụ.
Chỉ định những người có năng lực thực sự, phẩm chất đạo đức tốt để bố trí vào những vị trí lãnh đạo chủ chốt của các chi nhánh. Một đội ngũ lãnh đạo giỏi về nghiệp vụ, tốt về đạo đức là điều kiện rất cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động, hạn chế tối đa những rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ nói chung cũng như hoạt động TD nói riêng.
- Nâng cao quyền phán quyết cho vay đối với các chi nhánh, tạo điều kiện cho chi nhánh có thêm chủ động và linh hoạt hơn trong quyết định cho vay.
- Thường xuyên có và cung cấp thông tin kịp thời những thông tin dự báo, thông tin định hướng chiến lược theo ngành và lĩnh vực cho các Chi nhánh tham khảo để chỉ đạo kinh doanh sát với diễn biến của thị trường.
- Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo trong hệ thống để trao đổi kinh nghiệm về các hình thức RRTD và các giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro.
- Xây dựng các mô hình quản trị rủi ro tiên tiến đảm bảo nhận diện, phòng chống và QLRR một cách có hiệu quả, nâng cao chất lượng các kênh thông tin trong toàn hệ thống.
- Tăng cường hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm soát trong toàn hệ thống.
- Ngân hàng cũng nên tạo điều kiện thuận lợi, chính sách đãi ngộ hợp lý. Không ngừng nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật để nâng cao hiệu quả trong
công tác quản lý RRTD.
KẾT LUẬN
Cũng như mọi hoạt động kinh doanh khác, hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay đang phát triển mạnh mẽ và nó đã trở thành quan trọng trong việc cung cấp “Năng Lượng” cho các quá trình sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng vừa đem lại lợi nhuận lại vừa tiềm ẩn những rủi ro. Để có thể tồn tại và phát triển các ngân hàng buộc phải khắc phục những khó khăn trước mắt, gỡ bỏ những vướng mắc tồn tại trong kinh doanh. Song việc ngăn chặn rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng một cách tuyệt đối là hoàn toàn thiếu thực tế. Vì vậy, trong quá trình hoạt động mỗi ngân hàng phải biết chấp nhận rủi ro ở mức độ nhất định để có được hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Cho nên, vấn đề phòng ngừa và hạn chế rủi ro là hoàn toàn cần thiết. Bám sát vào mục tiêu đó, khóa luận đã hoàn thành được các nội dung sau:
Thứ nhất: Khóa luận đã tìm hiểu những lý luận cơ bản về tín dụng ngân
hàng, rủi ro tín dụng trong ngân hàng và kinh nghiệm của một số ngân hàng trên thế giới để từ đó rút ra được những bài học cho ngân hàng thương mại Việt Nam.
Thứ hai: Khóa luận đã đi sâu phân tích và đánh giá thực trang giảm
thiểu rủi ro tín dụng tại NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank ) – Chi nhánh Ngô Quyền.
Thứ ba: Thông qua việc đánh giá những ưu điểm cũng như các hạn chế
cùng với các nguyên nhân của nó trong công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng của Chi nhánh VP Bank Ngô Quyền, khóa luận đã nêu lên một số giải pháp
và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác giảm thiểu rủi ro tại chi nhánh VP Bank Ngô Quyền.
Do đề tài nghiên cứu rộng và phức tạp, thời gian nghiên cứu ngắn bản thân em còn hạn chế về kinh nghiệm nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn đọc để chuyên đề của em có ý nghĩa hơn với thực tiễn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong khoa ngân hàng, các cô chú và các anh chị tại chi nhánh VP Bank Ngô Quyền tận tình giúp đỡ em. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới cô giáo – GV: Lê Thị Thanh đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho em trong quá trình thực hiện chuyên đề này.