Tình hình sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Nhận diện và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) – Chi nhánh Ngô Quyền (Trang 39 - 43)

- Phân tích phương án tài chính dự tính: Ngân hàng chú trọng đánh giá phương án tài chính dự tính cũng như các điều kiện tài chính của doanh

2.1.3.2.Tình hình sử dụng vốn

2007 2008 2009 2010 2008/200 7% 2009/200 8% 2010/200 9% Số tiềnSố tiềnSố tiềnSố tiềnSố tiềnSố tiềnSố tiền

2.1.3.2.Tình hình sử dụng vốn

Đây là mảng kinh doanh đem lại lợi nhuận chính cho Chi nhánh, vì thế VP Bank Ngô Quyền chủ trương hoạt động với phương châm: “ Đẩy mạnh doanh số cho vay trên cơ sở đảm bảo chất lượng tín dụng”; đặt ra quyết tâm đưa dư nợ tăng trưởng một cách lành mạnh, vững chắc, giảm tỷ lệ nợ quá hạn. Tuy nhiên đây là việc làm rất khó khăn trong giai đoạn thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời gian

Bảng 2a: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời gian năm 2007-2010

Đơn vị: Triệu VNĐ Chỉ Tiêu Năm So Sánh 2007 2008 2009 2010 2008/2007 2009/2008 2010/2009 Số

Tiền % Số Tiền % Số Tiền %

Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Ngắn Hạn 222.165 91 278.064 75% 497.239 95 672.010 96 55.899 25 219.175 79 174771 35,15 Trung – Dài Hạn 23.295 9 94.806 25 27.388 5 28.001 4 71.511 307 -67.418 - 71 613 2,24 Tổng Cộng 245.460 10 0 372.870 100 524.627 10 0 700.01 1 10 0 127.41 0 52 151.75 7 4 1 17538 4 33,43%

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của VP Bank Ngô Quyền)

Dư nợ cho vay Ngắn hạn:

Trong hoạt động tín dụng thì tín dụng ngắn hạn chiếm khá lớn (trên 90%) trên tổng doanh số cho vay.

- Cụ thể năm 2007 dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 222.165 triệu đồng, sang năm 2008 là 278.064 triệu đồng, tăng 55.899 triệu đồng, tương ứng tăng 25% so với năm 2007.

- Đến năm 2009 dư nợ cho vay tiếp tục tăng, dư nợ cho vay đạt 497.239 triệu đồng, tăng 219.175 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng tăng với tỷ lệ là 79%.

Qua đó ta thấy tỷ trọng cho vay ngắn hạn có sự tăng giảm qua các năm. Năm 2007 tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm 91% đến năm 2008 con số này giảm còn 75% nhưng sang năm 2009 nó lại tăng lên 95%, tới năm 2010 chiếm 96% cho thấy hình thức cho vay ngắn hạn bao giờ cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân do Chi nhánh đã sớm nắm bắt được nhu cầu vay vốn trên địa bàn thành phố và những năm qua sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên các doanh nghiệp có phần thận trọng trong việc đầu tư vốn phát triển sản xuất vào năm 2008, vì vậy tổng dư nợ có tăng nhưng không đáng kể. Bước sang năm 2009-2010 tình hình kinh tế đã hồi phục rất nhanh nên các doanh nghiệp mở rộng sản xuất dự nợ trong 2 năm 2009-2010 tăng cao so với năm 2008.

Dư nợ trung và dài hạn:

Mục đích của tín dụng trung dài hạn là nhằm giúp đỡ khách hàng mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất. Tình hình cho vay trung dài hạn của Chi nhánh có sự tăng giảm qua các năm cụ thể như sau:

- Năm 2007 dư nợ cho vay trung dài hạn là 23.295 triệu đồng. Năm 2008 tăng lên 94.806 triệu đồng, tăng 71.511 triệu đồng, tương ứng tăng 307% so với năm 2007.

- Đến năm 2009 dư nợ cho vay là 27.388 triệu đồng, giảm 67.418 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng giảm 71%.

- Năm 2010 dư nợ cho vay là 28001 triệu đồng, tăng 613 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng tăng 2,24%

Nguyên nhân của sự tăng giảm này là do đặc điểm khách hàng của Chi nhánh chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ tìm đến Chi nhánh để bổ sung nguồn vốn lưu động của mình vì thế các khoản vay thường là dưới một năm. Vay này thường có lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay trung và dài hạn nên ít tốn chi phí và mang lại hiệu quả hơn trong sản xuất kinh doanh. Vay trung hạn và dài hạn có lãi suất cao và thời gian thu hồi vốn lâu, độ rủi ro cao nên Chi nhánh rất thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay. Nếu doanh số cho vay trung và dài hạn quá cao sẽ dẫn đến nợ quá hạn trung dài hạn trong năm và các năm sau sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ và rủi ro sẽ cao. Vì vậy, Chi nhánh đã tập trung cho vay ngắn hạn, hạn chế dần cho vay trung và dài hạn để đảm bảo dư nợ trung dài hạn trong tổng dư nợ như kế hoạch đã đề ra. Từ đó cho vay ngắn hạn tăng lên cho vay trung dài hạn có xu hướng giảm xuống.

Nhìn chung tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh đều tăng qua các năm đã cho thấy sự cố gắng rất lớn của các cán bộ tín dụng Chi nhánh trong việc đẩy mạnh công tác cho vay, cải thiện bớt thủ tục xin vay vốn cũng như tác phong phục vụ khách hàng nên doanh số cho vay của Chi nhánh tăng lên liên tục. Để giữ vững được sự tăng trưởng này đòi hỏi Chi nhánh phải hoàn thiện hơn nữa để duy trì các kết quả đạt được trong những năm qua đồng thời mở rộng doanh số cho vay trong các năm tới.

Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế

Với phương châm “Đi vay để cho vay” Chi nhánh không chỉ tập trung mở rộng vốn mà còn mở rộng địa bàn hoạt động tín dụng và đã xác định được rằng thị trường chính là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Cùng với sự gia tăng về dư nợ cho vay theo thời hạn thì dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế cũng tăng theo.

Bảng 2b: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế năm 2007-2010

Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So Sánh 2007 2008 2009 2010 2008/2007 2009/2008 2010/2009 Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % KT nhà nước 2.690 1,09 4.580 1,23% 7.100 0,01 10000 1,43 1.890 70,26 2.520 35 2900 40,85 KT ngoài quốc doanh 242.770 98,91 368.290 98,77 517.527 99,99 690011 98,57 125.520 51 149.237 29 172484 33,33 Tổng Cộng 245.460 100 372.870 100 524.627 100 700.01 1 100 127.41 0 52 151.75 7 29 17538 4 33,43

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của VP Bank Ngô Quyền)

Qua bảng số liệu của Chi nhánh qua bốn năm tập trung chủ yếu vào kinh tế ngoài quốc doanh chiếm hơn 98% trong tổng doanh số dư nợ cho vay, trong khi đó cho vay đối với kinh tế nhà nước thì rất ít.

- Dư nợ cho vay nền kinh tế Nhà nước của năm 2007 là 2.690 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 1,09% so với tổng dư nợ. Sang năm 2008 doanh số là 4.580 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 1,23% tăng 1.890 triệu đồng tăng 70,26% so với năm 2007.

- Dư nợ cho vay kinh tế ngoài quốc doanh: Cụ thể năm 2007 dư nợ cho vay là 242.770 triệu đồng. Đến năm 2008 tăng 124.520 triệu đồng, tương ứng tăng 51% so với năm 2007. Năm 2009 doanh số dư nợ cho vay đạt 517527 triệu đồng, tăng 149.236 so với năm 2008, tương ứng tăng 29%. Sang năm 2010 tăng 175384 triệu đồng, tương đương tăng 33,43% so với năm 2009.

→ Do chính sách chuyển đổi cơ cấu từ doanh nghiệp nhà nước chuyển sang mô hình cổ phần hóa, công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa giảm bớt những thủ tục không cần thiết nên có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập. Đặc biệt vào khoảng cuối năm 2008 và năm 2009, chính phủ đã công bố gói kích cầu 9 tỷ USD để hỗ trợ lãi suất 4 % cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để kích thích nhu cầu tăng trưởng kinh tế vì thế nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp ngày càng tăng cùng với sự phát triển kinh tế đất nước.

Một phần của tài liệu Nhận diện và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) – Chi nhánh Ngô Quyền (Trang 39 - 43)