- Phân tích phương án tài chính dự tính: Ngân hàng chú trọng đánh giá phương án tài chính dự tính cũng như các điều kiện tài chính của doanh
2007 2008 2009 2010 2008/ 2009/2008 2010/2009 Số tiềnSố tiềnSố tiềnSố tiềnSố tiền%Số tiền%Số tiền %
2.2.1.1. Phân tích tình hình nợ quá hạn theo thời hạn cho vay
Bảng 4a: Nợ quá hạn theo thời hạn của Chi nhánh năm 2007-2010
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ Tiêu Năm So Sánh 2007 2008 2009 2010 2008/2007 2009/2008 2010/2009 Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Ngắn Hạn 3.391 56 5.509 58 4.435 55 3789,5 53 2.118 62 -1.074 -19 - 645,5 -14,55 Trung- Dài Hạn 2.678 44 3.994 42 3.612 45 3360,5 47 1.316 49 -0.382 -10 - 251,5 -6,96 Tổng Cộng 6.069 100 9.503 100 8.047 100 7150 100 3.434 57 -1.456 -15 -897 -11,15
(Nguồn: Báo cáo tín dụng VP Bank Ngô Quyền)
Nợ quá hạn ngắn hạn:
Qua bảng số liệu cho thấy nợ quá hạn ngắn hạn tăng, giảm qua các năm và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ quá hạn, cụ thể như sau:
- Năm 2007 nợ quá hạn ngắn hạn là 3.391 triệu đồng. Năm 2008 nợ quá hạn 5.509 triệu đồng, tăng 2.118 triệu đồng, tương ứng tăng 62% so với năm 2007. Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng này là do thị trường không ổn định. Ngành thương mại và dịch vụ, công nghiệp sản xuất ... có rất nhiều biến động nhất là biến động về giá cả tăng giảm thất thường, trong khi hàng hóa tiêu thụ rất chậm làm cho các đơn vị gặp nhiều khó khăn, hoạt động kinh doanh bị thua lỗ.
Vì nợ quá hạn nhóm này tăng với số lượng khách hàng lớn làm công tác thu hồi nợ mất nhiều thời gian và chi phí. Mặt khác, do cán bộ tín dụng
chưa kiểm tra việc sử dụng vốn sau khi cho vay nên khách hàng sử dụng số tiền đó vào mục đích khác, cố ý kéo dài thời gian trả nợ cho Chi nhánh.
- Sang giai đoạn 2009-2010 nền kinh tế ổn định hơn nên nợ quá hạn theo đó cũng giảm. Cụ thể: năm 2009 nợ ngắn hạn quá hạn là 4.435 triệu đồng giảm 1.074 triệu đồng giảm 19% so với năm 2008. Năm 2010 nợ ngắn hạn quá hạn 3789,5 triệu đồng, giảm 645,5 triệu đồng tương đương giảm 14,55% so với năm 2009. Điều này cho thấy nguồn vốn trong năm của Chi nhanh dần ổn định hơn. Cán bộ nhân viên Chi nhánh đã theo sát đôn đốc khách hàng trả nợ.
Nợ quá hạn trung và dài hạn:
Qua bảng số liệu cho thấy nợ quá hạn của trung dài hạn qua 3 năm có sự biến động tăng giảm như sau:
- Cụ thể năm 2007 nợ quá hạn trung dài hạn là 2.678 triệu đồng chiếm 44%. Năm 2008 nợ quá hạn là 3.994 triệu đồng, tăng 1.316 triệu đồng, tương ứng tăng 49% so với năm 2007.
→ Nguyên nhân của sự tăng giảm như vậy là do năm 2007 là năm Chi nhánh phấn đấu để hạ chỉ tiêu nợ quá hạn. Nhờ phối hợp tốt với chính quyền trên địa bàn thành phố, đoàn thể các cấp trong công tác tín dụng và thu hồi nợ góp phần làm giảm nợ quá hạn.
- Đến năm 2008 nợ quá hạn đối tượng này tăng trở lại là do năm 2008 khi nền kinh tế gặp khủng hoảng Nhà nước đã dần cắt giảm những ưu đãi thì có rất nhiều doanh nghiệp lâm vào tình cảnh khó khăn, một số doanh nghiệp bị phá sản....
- Bước sang năm 2009-2010 nền kinh tế từng bước khởi sắc cùng với đúc rút ra nhiều kinh nghiệm nên Chi nhánh đã có những biện pháp khắc phục tình hình nợ quá hạn của mình, nợ quá hạn trung dài hạn giảm xuống đáng kể, Chi nhánh cần lỗ lực hơn vào các năm tiếp theo.