Giải pháp để hạn chế rủi ro, điều tiết và giám sát rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Nhận diện và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) – Chi nhánh Ngô Quyền (Trang 87 - 91)

- Điều chỉnh tín dụng: Biện pháp này được thực hiện nhằm đảm bảo khoản cho vay phù hợp với tình hình mới và nhu cầu phát sinh của khách

3.2.1.3. Giải pháp để hạn chế rủi ro, điều tiết và giám sát rủi ro tín dụng

Thẩm định tốt trước khi cho vay.

- Nâng cao chất lượng thông tin phục vụ cho công tác thẩm định.

tối đa rủi ro. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất trong quá trình thẩm định ở VPBank Ngô Quyền là thiếu thông tin. Do đó, Chi nhánh cần có biện pháp thu thập và lưu trữ thông tin hiệu quả, đồng thời có sự kết hợp với các cơ quan ban ngành địa phương để có biện pháp xác lập nguồn gốc và tính xác thực của thông tin thu thập được.

- Thẩm định tính hiệu quả và khả thi của dự án.

Khi phân tích các chỉ tiêu tài chính, ngân hàng còn phải chú trọng đến việc phân tích độ nhạy của các chỉ tiêu hiệu quả. Điều này không chỉ giúp các nhà thẩm định xác định được giới hạn biến động của các biến số sao cho dự án có lãi mà còn xác định nhân tố nào ảnh hưởng quan trọng nhất đến chỉ tiêu hiệu quả trong dự án để kiểm soát chặt chẽ sự biến động của nhân tố đó trong quá trình cho vay.

- Thẩm định khách hàng vay vốn:

Yếu tố cần quan tâm khi thẩm định khách hàng là khả năng tài chính của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu ROE, ROA, hệ số nợ, hệ số tự tài trợ… xét trong một khoảng thời gian nhất định. Trong đó, cần phải xác định được chiều sâu phát triển của doanh nghiệp thể hiện ở chiến lược phát triển, chính sách điều hành của bộ máy quản lý, đội ngũ kế cận… tức là phải chú ý đến độ bền của khả năng quản trị điều hành và tính hình tài chính của doanh nghiệp.

Thực hiện các giải pháp phòng ngừa và phân tán rủi ro, đa dạng hóa danh mục tín dụng:

- Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ.

Hoạt động của NHTM là kinh doanh đa năng nhưng hoạt động của VPBank Ngô Quyền chủ yếu vẫn là hoạt động TD, mà TD gặp rất nhiều rủi ro. Vì vậy chi nhánh nên đa dạng hóa các hoạt động nghiệp vụ như: Liên

doanh liên kết, thực hiện TD thuê mua, bảo lãnh hay đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

- Cho vay đồng tài trợ, liên kết đầu tư: Đây là hình thức cho vay trong trường hợp nhu cầu vốn của khách hàng quá lớn mà một mình chi nhánh không thể đảm đương hoặc do chi nhánh chủ động phân tán rủi ro. Theo đó mọi vấn đề như: mức góp vốn, quyền hạn, trách nhiệm, lợi nhuận, tổn thất đều được chia sẻ cho nhiều bên tham gia đồng tài trợ. Điều này sẽ giảm bớt gánh nặng khi cho vay của Chi nhánh do việc giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng sẽ được các bên đồng tài trợ chịu trách nhiệm.

- Đa dạng hóa danh mục tín dụng.

Hoạt động TD của VPBank Ngô Quyền phát triển song vẫn chưa tương xứng với khả năng huy động vốn của ngân hàng, vẫn còn tập trung thiếu định hướng. Do đó, chi nhánh cần xây dựng một danh mục TD cụ thể, trong đó phân bổ các chỉ tiêu TD cho từng CBTD; mở rộng cho vay những lĩnh vực khác, không nên tập trung quá vào đối tượng doanh nghiệp NQD mà bỏ quên doanh nghiệp QD…

Để thực hiện đa dạng hóa danh mục cho vay, chi nhánh cần có chính sách khách hàng linh hoạt, mềm dẻo, phục vụ khách hàng tốt ở tất cả các loại hình dịch vụ, phải có chiến lược phát triển thương hiệu theo chiều sâu…

- Lập quỹ dự phòng rủi ro.

Công tác trích lập DPRR đã được chi nhánh thực hiện song vẫn còn nhiều yếu kém. Vì thế, để giảm bớt một phần hoặc toàn bộ tổn thất do RRTD mang lại, ngân hàng nên trích lập một mức DPRR theo tỷ lệ trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro đối với từng hạng mục cho vay của Chi nhánh một cách nghiêm túc và thận trọng.

Thực hiện tốt bảo đảm tín dụng.

Tài sản bảo đảm là biện pháp cuối cùng và là cơ sở pháp lý của ngân hàng trong việc thu hồi khoản nợ vay khi gặp rủi ro bất khả kháng, do đó Chi nhánh cần phải thực hiện công tác này một cách kĩ lưỡng. Khi nhận tài sản cầm cố, thế chấp chi nhánh cần thẩm định và thực hiện nghiêm túc về thủ tục thế chấp, cầm cố, bảo lãnh trong quá trình cho vay…

Mở rộng phát triển chất lượng nguồn nhân lực, có chính sách đãi ngộ đối với cán bộ tín dụng.

Hoạt động TD là hoạt động tạo ra nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng nên RRTD sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vai trò quan trọng đó không chỉ làm cho CBTD thấy vinh dự tự hào mà còn trao cho họ trách nhiệm nặng nề bởi đây là công việc phức tạp và khó khăn, đòi hỏi họ không chỉ nắm vững trình độ chuyên môn, có đầy đủ tư cách đạo đức mà còn phải có một vốn kiến thức xã hội phong phú, khả năng phân tích phán đoán, phải đưa ra những quyết định chính xác, kịp thời. Đòi hỏi cao, trách nhiệm lại nặng nề nhưng quyền lợi của họ ít được quan tâm tới. Điều này đã tạo ra một tâm lý trốn tránh nhiệm vụ, ảnh hưởng đến tính quyết đoán khi cho vay.

Chính vì vậy, tôi nghĩ rằng chi nhánh cần có những biện pháp tích cực trong việc đào tạo, giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cả về trình độ lẫn đạo đức; song song với đó là việc phải có chính sách khen thưởng hợp lý kịp thời, chế độ đãi ngộ đúng mức với những người hoàn thành tốt nhiệm vụ, có những cống hiến cho ngân hàng…đồng thời có hình thức kỉ luật nghiêm khắc với những người không hoàn thành nhiệm vụ của mình, gây thiệt hại cho ngân hàng.

Kiểm tra giám sát tín dụng chặt chẽ hơn.

Để đảm bảo an toàn trong cho vay, tránh những rủi ro không đáng có phát sinh, CBTD cần thường xuyên kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh, hoạt động thực hiện dự án của khách hàng để đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích, an toàn và hiệu quả. Thực tế ở VPBank Ngô Quyền số lượng nhân viên TD rất ít vì vậy kiểm tra, kiểm soát TD thường xuyên là rất khó khăn, hơn nữa quy mô khách hàng vay vốn ngày càng tăng…. Các CBTD ít có điều kiện xuống từng doanh nghiệp kiểm tra giám sát…Chính vì những bất lợi đó mà CBTD càng cần phải nâng cao kĩ năng giám sát của mình, thu thập thông tin bằng nhiều cách để thời gian giám sát không nhiều nhưng khai thác được những thông tin cần thiết kịp thời xử lý, tránh dẫn đến RRTD cho ngân hàng.

Nâng cao hơn nữa hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ.

Công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ có thể giúp ngân hàng phát hiện các rủi ro phát sinh trong từng nghiệp vụ riêng lẻ để có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời, đồng thời dự báo được các rủi ro trong tương lai, giúp ban lãnh đạo quản lý tốt rủi ro trong toàn hệ thống. Theo đó, để hoạt động này thực sự có hiệu quả, VPBank Ngô Quyền cần hướng vào: Xây dựng kế hoạch kiểm toán và thực hiện kiểm toán định hướng theo rủi ro. Giám sát liên tục các hoạt động trọng yếu có liên quan đến rủi ro như hoạt động TD; chu kì kiểm toán không đều đặn để các đơn vị không thể đối phó được với kế hoạch kiểm toán, cần đảm bảo để có thể tiến hành kiểm toán đặc biệt bất cứ lúc nào.

Một phần của tài liệu Nhận diện và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) – Chi nhánh Ngô Quyền (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w