Giải pháp về nhận biết, đo lường rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu Nhận diện và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) – Chi nhánh Ngô Quyền (Trang 85 - 87)

- Điều chỉnh tín dụng: Biện pháp này được thực hiện nhằm đảm bảo khoản cho vay phù hợp với tình hình mới và nhu cầu phát sinh của khách

3.2.1.2Giải pháp về nhận biết, đo lường rủi ro tín dụng.

Xây dựng chính sách cho vay đúng đắn, đa dạng hóa hoạt động cho

vay.

CSTD của một ngân hàng có thể xem như một văn bản đưa ra lý luận và khái niệm cơ bản của việc đầu tư, cho vay. Văn bản này bao gồm các tiêu chuẩn, hướng dẫn, giới hạn để chỉ đạo quy trình ra quyết định cho vay.

Một CSTD muốn thực thi tốt phải được viết ra bằng những thuật ngữ chính xác, dễ hiểu, chi tiết; Trên cơ sở đó đưa ra được những hướng dẫn thực hiện các loại hình khác nhau. Theo đó, một CSTD cần phải :

+ Thiết lập các mục tiêu: Sự tăng trưởng, lợi nhuận, chất lượng danh mục đầu tư, dịch vụ khách hàng, việc tuân thủ pháp luật và phục vụ xã hội.

+ Thiết lập mức độ chính quyền. + Thiết lập các chỉ tiêu TD. + Thiết lập các thủ tục kiểm soát.

+ Thiết lập các tiêu thức xử lý các khoản cho vay có vấn đề. + Thiết lập các tiêu thức thu hồi khoản vay.

+ Thiết lập các thủ tục về việc tuân thủ các quy định.

Việc xây dựng một CSTD đúng đắn giúp cho chi nhánh kinh doanh đúng hướng, đưa vốn vào những khu vực, lĩnh vực có hiệu quả kinh doanh cao và do đó có thể hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra.

Tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng.

Sau khi xây dựng được một CSTD đúng đắn, rõ ràng và toàn diện để đảm bảo chất lượng các khoản cho vay, việc đầu tiên chi nhánh cần làm là xây dựng một quy trình TD chặt chẽ và thực hiện có chất lượng quy trình đó.

Xây dựng quy trình xét duyệt cho vay phải theo nguyên tắc đảm bảo tính độc lập và phân định rõ trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liên đới giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay, hơn nữa cần đưa ra nội quy và trách nhiệm cụ thể để mỗi thành viên chịu trách nhiệm về kết luận thẩm định của mình, có như vậy họ mới nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ một cách khách quan và minh bạch.

Một quy trình TD có thể bao gồm nhiều khâu song chi nhánh cần đặc biệt chú trọng đến khâu thẩm định trước khi cho vay bởi đây là khâu quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến chất lượng cho vay. Mọi khoản cho vay phải thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ, tiến hành thẩm định, kiểm tra xác định đúng tư cách pháp nhân của người vay, tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh và giá trị của các tài sản cầm cố, thế chấp, chống hiện tượng đảo nợ, sử dụng vốn sai mục đích.

Cán bộ ngân hàng nói chung và CBTD thẩm định nói riêng cần phải ghi nhớ các dấu hiệu nhận biết RRTD như: NQH, nợ được cơ cấu lại.

Sử dụng thêm các chỉ tiêu tài chính để đo lường RRTD như tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu, hệ số RRTD…đồng thời sử dụng thêm các chỉ tiêu phi tài chính để đo lường RRTD.

Xây dựng các phương pháp xếp hạng TD, phân loại khách hàng

thành các nhóm như: Khách hàng truyền thống - khách hàng mới; Khách

hàng là DNNN, công ty cổ phần, DNTN…Khách hàng là doanh nghiệp lớn và DNVVN; Khách hàng có tài sản bảo đảm và khách hàng không có tài sản bảo đảm…

Trên cơ sở đó xác định mức độ rủi ro của từng khách hàng, từ đó có các quyết định cho hoặc không cho vay, cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro với đối sách: quản lý chặt chẽ hơn, lãi suất cho vay cao hơn, yêu cầu tài sản bảo đảm, thế chấp…

Một phần của tài liệu Nhận diện và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) – Chi nhánh Ngô Quyền (Trang 85 - 87)