Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nhận diện và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) – Chi nhánh Ngô Quyền (Trang 97 - 99)

- Điều chỉnh tín dụng: Biện pháp này được thực hiện nhằm đảm bảo khoản cho vay phù hợp với tình hình mới và nhu cầu phát sinh của khách

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Tăng cường hơn nữa hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng.

- NHNN cần tham mưu cho Chính phủ trong việc hoạch định chính sách tiền tệ, đảm bảo sự ổn định trong nền kinh tế và sự an toàn trong hệ thống các NHTM.

- Ban hành những văn bản hướng dẫn thực thi luật ngân hàng và luật các TCTD.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát từ phía NHNN, xây dựng hệ thống thanh tra đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo các hoạt động kiểm soát của hệ thống ngân hàng có hiệu quả và độ an toàn cao nhất.

Trong thời gian qua, ngành Ngân hàng đã vấp phải một số vụ việc lớn liên quan đến những sai phạm trong hợp đồng TD làm suy giảm uy tín và suy yếu hoạt động ngành Ngân hàng. Từ những bài học đích đáng đó đỏi hỏi NHNN phải thường xuyên giám sát hoạt động các Ngân hàng, phối hợp với cơ quan công an, tòa án, viện kiểm sát…kịp thời phát hiện những vi phạm để ngăn ngừa, răn đe những đối tượng có ý định lừa đảo Ngân hàng, góp phần lành mạnh hóa các quan hệ TD, giảm thiểu RRTD đối với Ngân hàng.

Tăng cường các biện pháp quản lý tín dụng.

- NHNN cần sửa đổi, bổ sung các cơ chế, thể lệ cụ thể, rõ ràng, tạo lập khung pháp lý hoàn thiện cho hoạt động TD; có những văn bản hướng dẫn cụ thể luật và các văn bản dưới luật của Chính phủ về hoạt động Ngân hàng…

- Bên cạnh đó, NHNN phải có những biện pháp hữu hiệu trong việc buộc các NHTM thi hành đúng các cơ chế, thể lệ đó. Kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm túc những sai sót, vi phạm khi xảy ra.

- Ngoài ra NHNN cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các NHTM thông qua việc nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường liên Ngân hàng, hiệp hội Ngân hàng cũng như việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin phòng ngừa rủi ro của trung tâm thông tin TD.

- Có các hạn mức quy định về việc thực hiện trích lập quỹ bù đắp rủi ro với môt tỷ lệ hợp lý để các ngân hàng có thể tự bù đắp rủi RRTD.

Hỗ trợ các NHTM trong việc nâng cao kiến thức nghiệp vụ chuyên

môn, xử lý nợ, giảm thiểu rủi ro.

Ngoài việc chỉ đạo thi hành các quy chế, thể lệ của các NHTM, NHNN cần phải tích cực giám sát để nắm được tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTM để có biện pháp hỗ trợ kịp thời, đặc biệt là trong việc xử lý các tài sản thế chấp, các khoản nợ…như:

chấp, cầm cố, bảo lãnh vay vốn ngân hàng.

- Xúc tiến thành lập và mở rộng hoạt động của các công ty mua bán nợ dưới nhiều hình thức của Nhà nước, cổ phần hoặc liên doanh nhằm giải tỏa bớt nợ quá hạn, nợ đọng từ tài sản thế chấp giúp Ngân hàng vượt qua khó khăn, nâng cao tính thanh khoản, có vốn để quay vòng tránh tình trạng đóng băng vốn như hiện nay.

- Hình thành quỹ bảo hiểm TD nhằm san sẻ, góp phần hạn chế bớt những thiệt hại do rủi ro gây ra trong quan hệ TD.

- Có những chính sách và biện pháp quy định bắt buộc về cung cấp thông tin TD cho Ngân hàng đúng thời hạn và mở rộng phạm vi cung cấp thông tin không chỉ về TD mà cả thông tin về kinh tế phục vụ cho hoạt động TD. Đồng thời áp dụng hệ thống thông tin bằng điện tử, có biện pháp bảo mật thích hợp để đảm bảo những thông tin này được cập nhập thường xuyên và có sự đảm bảo về pháp lý…

Một phần của tài liệu Nhận diện và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) – Chi nhánh Ngô Quyền (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w