Dự báo các yếu tố tác động tới hoạt động tín dụng của VPBank Ngô Quyền

Một phần của tài liệu Nhận diện và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) – Chi nhánh Ngô Quyền (Trang 80 - 82)

- Điều chỉnh tín dụng: Biện pháp này được thực hiện nhằm đảm bảo khoản cho vay phù hợp với tình hình mới và nhu cầu phát sinh của khách

3.1.2Dự báo các yếu tố tác động tới hoạt động tín dụng của VPBank Ngô Quyền

Quyền

Theo dự báo của IMF trong ấn phẩm World Eco-nomic Outlook xuất bản tháng 10 năm 2010, kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm 2011 với mức tăng 4,2% so với mức 4,8% của năm 2010. Trong các nước châu Á đang phát triển, Việt Nam là một trong số ít nước được dự báo là tăng cao hơn so với năm 2010: 6,8% so với 6,5% của năm 2010. Điều đó cho thấy trong năm 2011, bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn còn không ít khó khăn. Đặc biệt, cùng với sự đổi mới và áp dụng các văn bản pháp luật của NHNN sẽ khiến ngành Ngân hàng nói chung và Chi nhánh VPBank Ngô Quyền nói riêng gặp không ít những khó khăn trong các hoạt động kinh doanh của mình mà đặc biệt là hoạt động tín dụng. Cụ thể như sau:

+ Các biện pháp thắt chặt chính sách mà chính phủ đưa ra trong tháng 2/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội dường như đã giúp ổn định tỷ giá tiền đồng, điều này có thể thấy rõ ở biến động của tiền đồng trên thị trường. Tuy nhiên lạm phát sẽ vẫn ở mức cao trong năm 2011 bởi: độ trễ của tăng trưởng cung tiền M2; giá điện tăng; giá xăng dầu tăng, tiền đồng yếu hơn…theo tín hiệu thị trường, hay việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu lên 830000đ kể từ ngày 1/5/2011. Điều này cho thất sức ép lạm phát trong năm 2011 tiếp tục lớn gây khó khăn cho hoạt

động của khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp dẫn tới khó khăn trong hoạt động huy động vốn cũng như thu hồi vốn của Chi nhánh.

+ Nền kinh tê Việt Nam sẽ không thể tránh được ảnh hưởng từ động đất và khủng hoảng hạt nhân tại Nhật. Điều này ít nhiều cũng dẫn tới khó khăn trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh

+ Chi nhánh VPBank Ngô Quyền vừa đi vào thành lập được 4 năm, quy mô hoạt động chưa lớn, tính trạng quản lý thanh khoản mặc dù đã được cải thiện trong thời gian gần đây song vẫn gặp những khó khăn, trong khi thường xuyên có nhu cầu vốn lớn với các mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao, ít có khả năng tiếp cận nguồn vốn giá rẻ. Mặt khác, cạnh tranh không lành mạnh về lãi suất của một số ngân hàng tại một số thời điểm trong năm sẽ dịu đi, nhưng khó có thể mất đi.

Việc NHNN ban hành thông tư 13/2010/TT-NHNN được cho là đúng hướng , song đối với một số TCTD như VPBank Ngô Quyền cũng có thể có một số khó khăn nhất định, cụ thể như sau:

+Việc huy động vốn tự có không thể thực hiện chóng vánh một sớm một chiều. Vì vậy khả năng VPBank Ngô Quyền phải giảm tổng tài sản có rủi ro là khả thi hơn cả. Với cách thực hiện này, Chi nhánh buộc phải cắt giảm một phần tín dụng cho vay của mình.

+Thêm vào đó, quy định tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động giới hạn ở mức 80% (vốn huy động trong TT 13 quy định không bao gồm tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội và các tổ chức khác – thường chiếm tới 15 - 20% tổng nguồn vốn huy động

của TCTD) thì số vốn cho vay ra của Chi nhánh có thể giảm gần 34% - so với việc Chi nhánh được phép cho vay 100% vốn huy động như trước đây.

→Như vậy, với 100 đồng huy động được từ các nguồn, Chi nhánh chỉ được phép cho vay ở mức 66 đồng, và bài toán đặt ra là Chi nhánh sẽ có biện pháp gì để vẫn đảm bảo được hoạt động kinh doanh khi chi phí huy động giữ nguyên song doanh thu lại giảm đáng kể. Phương án tăng lãi suất cho vay liệu có hợp lý khi chủ trương của NHNN là giảm lãi suất, đồng thời mức lãi suất cho vay hiện ở mức 14 – 16% cũng đã là khó khăn với DN. Đây là vấn đề khó khăn cho NHTM nói chung và Chi nhánh VP Bank Ngô Quyền nói riêng trong thời khắc nền kinh tế còn chịu nhiều dư chấn từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, diễn biến kinh tế còn khó lường.

Một phần của tài liệu Nhận diện và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) – Chi nhánh Ngô Quyền (Trang 80 - 82)