Một số kết quả đạt được trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh

Một phần của tài liệu Nhận diện và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) – Chi nhánh Ngô Quyền (Trang 69 - 70)

- Điều chỉnh tín dụng: Biện pháp này được thực hiện nhằm đảm bảo khoản cho vay phù hợp với tình hình mới và nhu cầu phát sinh của khách

2.4.2.1Một số kết quả đạt được trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh

rủi ro tín dụng tại chi nhánh

Qua 4 năm hoạt động VPBank Ngô Quyền đã không ngừng đổi mới và ngày càng lớn mạnh trên các mặt công tác, khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, luôn tạo được sự ổn định bền vững và liên tục tăng trưởng, từng bước trở thành địa chỉ tin cậy về hoạt động tài chính cho các đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Góp phần vào sự phát triển chung toàn chi nhánh, công tác phòng chống RRTD cũng được quan tâm hơn với phương châm cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, đồng thời đạt những thành tích rất đáng khích lệ, đảm bảo an toàn trong kinh doanh ngân hàng.

Có được những thành quả trên là do ban lãnh đạo chi nhánh đã kịp thời nắm bắt và phân tích tình hình, xác định đúng hướng huy động, luôn đưa ra các giải pháp xử lý tình thế linh hoạt đảm bảo an toàn chất lượng và hiệu quả hoạt động. Tỷ lệ NQH đã giảm nhiều và đang giữ ở mức chấp nhận được, đồng thời nợ xấu cũng đã được xem xét và xử lý một cách thỏa đáng theo xu hướng giảm dần cả về số tuyệt đối và tương đối. Chi nhánh cũng đã áp dụng một số giải pháp như:

- Tăng quy mô kinh doanh, hướng đầu tư vào những ngành, những lĩnh vực có tiềm năng, có khả năng sinh lời, ưu tiên những dự án đầu tư theo chiều sâu, tránh hiện tượng đầu tư tràn lan không hiệu quả, đi đôi với nó là việc nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế phát sinh mới NQH khó đòi.

- Ban lãnh đạo chi nhánh thường xuyên cùng các CBTD bám sát khách hàng, bám sát địa bàn, nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh và tài chinh của

các đơn vị, kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quan hệ tín dụng, mở rộng cho vay có hiệu quả, xử lý các khoản nợ khó đòi bằng nhiều biện pháp khác nhau như xem xét cho phép giãn nợ, giảm lãi suất quá hạn..., tạo điều kiện cho DN tiếp tục vay vốn, ổn định và duy trì sản xuất kinh doanh để có thể trả nợ cho ngân hàng.

- Chi nhánh đã thận trọng xem xét, thẩm định kỹ hồ sơ vay vốn của khách hàng, xác định chính xác đối tượng cho vay, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc và điều kiện vay vốn; đồng thời tư vấn cho khách hàng phương hướng kinh doanh đúng đắn nhằm tránh rủi ro cho khách hàng.

- Chất lượng CBTD đã từng bước nâng cao do công tác phát triển nguồn nhân lực được Chi nhánh đặc biệt quan tâm bằng việc có chiến lược ngay từ khâu tuyển chọn người; Các cán bộ trẻ, có kiến thức, sáng tạo và ham học hỏi chiếm 40% nguồn nhân sự của ngân hàng, còn lại là những cán bộ kinh nghiệm lâu năm. Sự kết hợp giữa cán bộ giàu kinh nghiệm với đội ngũ cán bộ trẻ đầy nhiệt huyết bổ sung cho nhau đã làm tăng hiệu quả trong công tác TD nói chung và QLRRTD nói riêng.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác QLRRTD đang dần hoàn thiện. Những công việc tính toán soạn thảo, lưu trữ ngày càng được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác hơn thông qua hệ thống máy tính nội bộ. Chi nhánh đã trang bị đầy đủ cho các cán bộ trong từng bàn cá nhân điện thoại, máy fax, mạng nội bộ, mạng internet… giúp CBTD thu thập, khai thác thông tin một cách hiệu quả và chính xác hơn, đặc biệt trong tính toán các chỉ tiêu tài chính. Từ đó góp phần vào việc nâng cao chất lượng TD nói chung và QLRRTD trong chi nhánh nói riêng.

Một phần của tài liệu Nhận diện và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) – Chi nhánh Ngô Quyền (Trang 69 - 70)