Tình hình nợ xấu

Một phần của tài liệu Nhận diện và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) – Chi nhánh Ngô Quyền (Trang 52 - 53)

- Phân tích phương án tài chính dự tính: Ngân hàng chú trọng đánh giá phương án tài chính dự tính cũng như các điều kiện tài chính của doanh

2.2.2.Tình hình nợ xấu

2007 2008 2009 2010 2008/ 2009/2008 2010/2009 Số tiềnSố tiềnSố tiềnSố tiềnSố tiền%Số tiền%Số tiền %

2.2.2.Tình hình nợ xấu

Theo quy định hiện hành “ Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5 quy định tại điều 6 hoặc điều 7 trong quyết định 18/2007/QD-NHNN”. Ngoài chỉ tiêu nợ quá hạn. nợ xấu cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng.Chúng ta hãy xem xét tình hình nợ xấu của chi nhánh trong thời gian qua bảng sau:

Bảng 5: Nợ xấu của Chi nhánh năm 2007-2010

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng dư nợ 245.460 372.870 524.623 700.011 Tổng nợ xấu 98,184 2088,072 1678,793 1470,023

Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,04 0,56 0,32 0,21

(Nguồn: Báo cáo tín dụng VPBank Ngô Quyền)

Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh qua 4 năm luôn ở mức thấp dưới 1%. Năm 2008, tỷ lệ nợ xấu đột ngột gia tăng cao là: 0,56% là do trong năm nay nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế toàn cầu, giá hầu hết các nhóm hàng nhập khẩu của Việt Nam gia tăng mạnh mẽ như xăng dầu, sắt thép, phân bón, thuốc trừ sâu - là những nguyên nhiên vật liệu đầu vào chính của sản xuất. Mặc dù Chính phủ đã cố gắng kiểm soát giá xăng dầu, nhưng từ

đầu năm 2007 đến hết Quý I/08 giá xăng dầu đã phải điều chỉnh tăng 4 lần, tính chung giá xăng dầu đã tăng tới 38%, giá thép tăng 91%, giá điện tăng 7,6%; giá than tăng 30%; giá xi măng tăng 15%; giá phân bón tăng 58%. Điều này đã tác động làm chi phí sản xuất tăng cao và nhiều doanh nghiệp trong số đó đã phải ngừng sản xuất do không thể gánh chịu được sức ép của chi phí. Sản xuất của doanh nghiệp ngưng trệ, không thể tạo ra thu nhập để trang trải các khoản nợ vay cho ngân hàng. Năm 2009, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh đã giảm so với năm 2009 là: 0,32% cũng là do nền kinh tế đã có nhiều khởi sắc. Tuy tỷ lệ này vẫn cao so với năm 2007, sở dĩ như vậy là do: sau một thời gian phát triển nhanh chóng, thị trường bất động sản đóng băng và trải qua đợt sụp giảm về giá nhanh chóng vào tháng 4/2008. Ngoài ra, do ảnh hưởng của lũ lụt, thiên tai, dịch bệnh,.. cũng tác động xấu đến việc thu hồi nợ của chi nhánh và làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng. Bước sang năm 2010, tỷ lệ nợ xấu tiếp tục giảm là 0,21% cho thấy được những dấu hiệu tốt đẹp trong công tác quản lý tín dụng của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Nhận diện và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) – Chi nhánh Ngô Quyền (Trang 52 - 53)