Nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Nhận diện và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) – Chi nhánh Ngô Quyền (Trang 84 - 85)

- Điều chỉnh tín dụng: Biện pháp này được thực hiện nhằm đảm bảo khoản cho vay phù hợp với tình hình mới và nhu cầu phát sinh của khách

3.2.1.1Nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của quản lý rủi ro tín dụng

Các nhà kinh tế thường nói: “Ngân hàng là ngành kinh doanh rủi ro”. Thật vậy, thực tế đã chứng minh không một ngành nào mà khả năng dẫn đến rủi ro lại lớn như trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng. Ngân hàng phải gánh chịu những rủi ro không những do nguyên nhân chủ quan của mình mà còn do khách hàng gây ra và những rủi ro rất lớn đến từ phía nền kinh tế. Vì vậy “RRTD của ngân hàng không những là cấp số cộng mà còn có thể là cấp số nhân rủi ro của nền kinh tế”.

Công tác QLRR có vai trò rất quan trọng trong quá trình ra các quyết định TD, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Việc quản lý tốt hoạt động RRTD là một yêu cầu không thể thiếu mà mỗi cán bộ trong

chi nhánh cần phải nhận thức rõ để thực hiện công tác này đạt hiệu quả cao nhất.

Đối với lãnh đạo chi nhánh: Là người đứng đầu, nắm những vị trí cao và là người đưa ra những chiến lược phát triển của ngân hàng. Vì vậy, nếu họ có cái nhìn đúng đắn về tầm quan trọng của công tác QLRRTD thì họ sẽ triển khai chặt chẽ, quán triệt với tất cả nhân viên để có kết quả tốt nhất. Việc nhận thức đúng đắn về vai trò của QLRRTD sẽ giúp lãnh đạo chi nhánh ra các chính sách, chiến lược, biện pháp nâng cao chất lượng, xiết chặt các khoản TD rủi ro, giảm thiểu nợ xấu, NQH của chi nhánh...

Đối với CBTD: Là người trực tiếp tiến hành quá trình xét duyêt, phân tích các khoản TD, ra quyết định cho vay, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay…chính vì vậy nó quyết định tới chất lượng TD. Khi thẩm định rủi ro, CBTD cần xác định rõ những yếu tố có thể thay đổi và ảnh hưởng tới dự án, đồng thời xem xét các tình huống có thể dẫn đến rủi ro để đánh giá khoản TD một cách toàn diện. Việc nhận thức đúng đắn vai trò của QLRRTD sẽ giúp CBTD nâng cao trách nhiệm của mình trong quá trình xét duyệt tính khả thi của dự án, thực hiện nghiêm túc đầy đủ các khâu để quá trình TD có một kết quả tốt nhất và khách quan nhất.

Do đó, muốn giảm thiểu RRTD của chi nhánh phải bắt đầu từ việc thay đổi, nâng cao nhận thức trong công tác này.

Một phần của tài liệu Nhận diện và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) – Chi nhánh Ngô Quyền (Trang 84 - 85)