Phân loại và các quần thể chủ yếu

Một phần của tài liệu Giao trinh Con trung NLN (Trang 66 - 68)

3. Mối quan hệ giữa bệnh cây với các môn học khác

3.4.4. Phân loại và các quần thể chủ yếu

3. 4. 4. 1. Phân loại

Phân loại tuyến trùng thực vật chủ yếu vẫn dựa vào đặc điểm hình thái. Tuyến trùng thuộc ngành trong giới động vật (Nematoda) dới ngành có 2 lớp lớp tuyến đuôi bên (Secernentea) và lớp không có tuyến đuôi bên (Adenophorea), tuyến trùng gây bệnh cây phân bố trong cả hai lớp. Chúng có trên 5000 loài thuộc 200 chi trong các họ và tổng họ khác nhau. Tên gọi của tuyến trùng cũng là 2 tên. Một số bộ điển hình nh sau:

(I) Bộ dao bài (Tylenchida) có các chi:

(1)Tuyến trùng thân (Ditylenchus), ký sinh trên thân củ, thân cầu, cũng có thể gây hại lá cây, làm cho mô cây chủ chết, thối, biến màu, xoăn lá. Thân dài đuôi nhọn kích thớc 0,9-1,6x 0,03-0,04mm, dù giao hợp chỉ bao 3/4 chiều dài đuôi. Chủ yếu có tuyến trùng thân cầu vẩy (D dipsaci), tuyến trùng thân thối (D. detructor).

(2)Tuyến trùng thối rễ (Pratylenchus) ký sinh trong cơ quan rễ và củ. Phạm vi cây chủ rất rộng, gây ra thối rễ cây sinh trởng yếu. Thân dài không quá 1mm, hình ống tròn hai đầu tù, khu môi thắt lại; gai giao phối con đực thành đôi, dù giao phối bao đến tận đuôi. Loài gây bệnh quan trọng có tuyến trùng thối rễ đuôi ngắn (P. brachyurus), tuyến trùng thối rễ cà phê (P. coffeae), tuyến trùng thối rễ chích xuyên

(P. penetrans)

(3)Tuyến trùng xuyên thủng (Radopholus) là loại tuyến trùng gây bệnh rất quan trọng, ký sinh trên cây chuối, cam quýt và cây có hoa khác, chúng gây tính huỷ diệt. Đầu con đực cao, hình cầu, ngòi, thực quản thoái hoá, dù giao hợp bao đến đuôi; đầu con cái thấp, ngòi ngắn thô. Loài chủ yếu là tuyến trùng R. similis.

(4)Tuyến trùng kết rễ (Meloidogyne) Ký chủ rộng, làm cho cây sinh trởng yếu. Con cái và con đực khác nhau. Con đực dài, đuôi ngắn, không có dù giao phối, gai giao phối to; Con cái trởng thành dạng quả lê, âm môn và hậu môn ở cuối thân, màng kitin xung quanh âm môn thành hoa vân. Loài chủ yếu là tuyến trùng kết rễ miền nam (M. incornita), tuyến trùng kết rễ móng (M. javanica) , tuyến trùng kết rễ miền bắc (M. hapla).

(II) Bộ dao phay (Aphelenchida) gồm các chi

(1)Tuyến trùng dao phay (Aphelenchoides) ký sinh ngoài hoặc trong lá, chồi, thân, thân vẩy, làm cho lá xoăn, đốm khô, khô thân, thối thân, cả cây biến dạng. Thân dài, thực quản dạng da phay; đuôi con đực hình lỡi liềm, gai giao phối to, dạng gai, không có dù giao phối; con cái có đuôi không uốn, sau aam môn nhỏ dần. Loài quan trọng có tuyến trùng thân cây lúa (A. besseyi) tuyến trùng là cây cúc (A. ritzembossi) (2)Tuyến trùng dao phay dù (Bursaphelenchus) thân nhỏ, dài 0,4-1,5mm, đầu cao, gốc ngòi to; con đực có gai giao phối phát triển, dù giao phối ngắn, đuôi tròn hình dùi, uốn về phía bụng; con cái có nắm hậu môn, buồng trứng đơn. Loài quan trọng có tuyến trùng gỗ thông (B. xylophilus)lây lan nhờ xén tóc, gây bệnh khô héo thông. Bệnh này gây nguy hiểm cho thông ba lá ở Việt Nam.

ớc;con đực có gai giao phối nhọn. Loài quan trọng là tuyến trùng vòng đỏ cây dừa (R. cocophilus) lây lan nhờ vòi voi cây cọ, gây ra bệnh vòng đỏ cây dừa.

(III) Bộ tam mâu (Triplonchida), bao gồm các chi:

(1)Tuyến trùng ngòi dài (Longidorus) ký sinh ở rễ cây gây ra bớu đầu rễ, rễ uốn cong hoặc rễ biến dạng, một số loài truyền bệnh virus. Thân dài trên 4mm, ngòi miệng rất dài, gốc phình to, đuôi hình ống tròn tù; con đực có 6 đôi u lồi ở đuôi, con cái có 2 đôi u lồi.

(2)Tuyến trùng kiếm (Xiphinema) Ký sinh ở rễ cây, gây phình rễ, làm chết tợng tầng rễ, ức chế sinh trởng của cây; mọt số loài làm môi giới lây lan virus. Thân to, hình ống tròn, Thực quản dạng mâu, ngòi miệng rất dài, gốc ngòi có u, đuôi ngắn.

Một phần của tài liệu Giao trinh Con trung NLN (Trang 66 - 68)

w