Qua đông (qua hạ) của vật gây bệnh

Một phần của tài liệu Giao trinh Con trung NLN (Trang 80 - 82)

3. Mối quan hệ giữa bệnh cây với các môn học khác

4.4.1. Qua đông (qua hạ) của vật gây bệnh

Khi kết thúc một mùa sinh trởng của cây chủ, vật gây bệnh cũng ngừng sinh trởng. Cho nên qua đông và qua hạ là một quá trình tự bảo vệ nòi giống để tồn tại theo dạng ngủ nghỉ. Nơi qua đông có thể trong đất, trên cây, trong trong hạt giống và cơ quan sinh sản, trên xác cây bệnh, và trên côn trùng theo phơng thức ký sinh, ngủ nghỉ, hoại sinh.

4. 4. 1. 1. Cây bệnh

Vật gây bệnh có thể qua đông trên cây chủ sống nhiều năm, 2 năm hoặc 1 năm. Bệnh của nhiều loài cây ăn quả có thể qua đông trong các đốm bệnh của cành bị bệnh. Các virus có thể qua hạ trên cây bệnh. Các bệnh trên đất bảo vệ cũng có thể qua đông trên cây bệnh.

4. 4. 1. 2. Hạt giống và các cơ quan sinh sản khác

Ngoài hạt giống ra bệnh có thể qua đông trên củ, và cây con. Phơng thức mang bệnh của chúng có sự khác nhau. Có loại khi thu hoạch để lẫn vào hạt nh hạt dây tơ hồng, có loại dính trên bề mặt hạt nh bào tử phân sinh bệnh thán th (loét than), sợi nấm bệnh vân nâu cà. có loại qua đông trong củ nh khoai tây, hành tỏi, một số loại cây con và vật liệu vân chuyển trở thành trung tâm phát bệnh vfa lây lan đi xa. Công tác kiểm dịch thực vật, xử lý hạt và các vật liệu vận chuyển trở thành những biện pháp mấu chốt để hạn chế sự lây lan bệnh nguy hiểm, là phơng pháp phòng bệnh rất quan trọng.

4. 4. 1. 3. Xác cây bệnh

Xác cây bệnh bao gồm cành khô, lá rụng, quả rụng, gốc chết. Phần lớn Nấm và vi khuẩn đều sống trên xác cây bệnh sống theo phơng thực hoại sinh. Virus cũng thờng ngủ nghỉ trên xác cây bệnh. Xác cây bệnh cùng gây tác dụng bảo vệ nhất định đối với vật gây bệnh, nhng cũng có thể cung cấp điều kiện dinh dỡng làm nguồn năng lợng cho vật gây bệnh sinh sản. Khi xác cây bệnh phân giải và mục rữa, vật gây bệnh cũng bị chết, cho nên vật gây bệnh tồn tại nhanh hay chậm phụ thuộc vào khả năng xác cây bệnh bị phân giải nhanh hay chậm.

4. 4. 1. 4. Đất và phân

Đất là nơi qua động và qua hạ của vật gây bệnh. Các vật gây bệnh thờng dùng phơng thức hoại sinh và hình thức ngủ nghỉ trong đất. Các nang bào tử, bào tử noãn, bào tử đông, tuyến trùng đều tồn tại trong đất, khi gặp điều kiện độ ẩm cao mới hoạt động. Cho nên điều kiện đất khô thời gian ngủ nghỉ dài. Thông thờng vật gây bệnh sống trong đất đợc chia ra 2 loại: sống nhờ và sống định c. Loại sống nhờ tồn tại cùng với sự tồn tại của xác cây bệnh, khi xác cây bệnh bị phân giải thì chúng không thể sống độc lập đợc. Các loài nấm và vi khuẩn kiêm hoại sinh (ký sinh mạnh) thuộc loại này. Những loài sống định c có tính thích ứng mạnh với đất có thể sống độc lập và lâu dài đồng thời có thể sinh sản, nh các nấm hoại sinh,nấm hạch

Cùng trên một mảnh đất nếu liên canh 1 loài cây, số lợng vật gây bệnh sẽ tích luỹ nhiều làm cho bệnh phát sinh nghiêm trọng hơn. nh bệnh thối cổ rễ, bệnh tuyến trùng. Nếu tiến hành luân canh hoặc trồng xen hợp lý sẽ giảm nhẹ bệnh.

Các bào tử ngủ nghỉ có thể trực tiếp rơi vào trong phân, có thể lẫn vào xác cây. Cho nên sử dụng phân cha hoai có thể có nhiều loài Nấm qua đông hoặc qua hạ, làm nguồn xâm nhiễm cho cây. Một số xác cây bệnh dùng làm thức ăn gia súc sau khi thông qua đờng tiêu hoá vẫn có thể còn sức sống, từ đó tăng vật gây bệnh trong phân, nấm bệnh trong phân hữu cơ ủ hoai mới có thể chết, đây là biện pháp quan trọng trong phòng trừ bệnh cây.

4. 4. 1. 5. Côn trùng và vật môi giới khác

Côn trùng có thể mang nấm vi khuẩn đẻ làm nguồn lây lan, cũng là nơi qua đông của chúng. Vi khuẩn gây bệnh khô héo da có thể sống trong bọ lá để sống và qua đông (Hình 4. 2)

Một phần của tài liệu Giao trinh Con trung NLN (Trang 80 - 82)

w