Phân loại virus thực vật

Một phần của tài liệu Giao trinh Con trung NLN (Trang 61 - 62)

3. Mối quan hệ giữa bệnh cây với các môn học khác

3.3.5. Phân loại virus thực vật

3. 3. 5. 1. Những căn cứ để phân loại

Căn cứ phân loại là tính chất cơ bản nhất, quan trọng nhất của virus. Ngời ta căn cứ vào: (1) loại acid nucleic (ADN hay ARN); (2) acid nucleic chuỗi đơn hay chuỗi đôi (3) Thể hạt virus có tồn tại trong màng bao proteidlipoid hay không (4) Hình thái virus (5) Tình hình chia đoạn acid nucleic tổ gen (hiện tợng nhiều phần)

Căn cứ vào những đặc tính trên, trong báo cáo phân loại năm 2000 của uỷ ban phân loại virus quốc tế (ICTV) đã chia virus thực vật ra 15 họ, 49 chi và 24 chi cha xác định, 900 loài. Trong đó có 4 họ thuộc virus ADN, 13 chi; 11 họ thuộc virus ARN, 60 chi. Căn cứ vào số chuỗi có: chuỗi đôi ADN, chuỗi đơn ADN, chuỗi đôi ARN, chuỗi đơn âm ARN và chuỗi đơn dơng ARN.

3. 3. 5. 2. Phơng thức phân loại

Trớc đây trong hệ thống phân loại virus thực vật khái niệm về loài vẫn cha hoàn thiện, áp dụng phơng án phân loại ngành, lớp, bộ, họ, chi loài không đợc thành thục. Cho nên đơn vị cơ bản phân loại virus thực vật không gọi loài mà gọi thành viên (member), gần với chi gọi là nhóm (group). Năm 1995 báo cáo ICTV lần thứ 6 chia chúng ra làm 729 loài, 47 chi, 9 họ. Dới chi (genus) là loài (species), bao gồm loài điển hình (Type species) loài xác định (Definitive species) và loài tạm định (Tentative species).

Do tiến triển khoa học sự phát hiện các virus mới càng nhiều, tình cùng nguồn thứ tự acid nucleic phân tử, đặc tính sinh vật học của virus càng bị phát hiện dần, hệ thống phân loại càng đợc chú ý hơn. Ví dụ các thành viên tổ virus Y khoai tây rất nhiều (đến khoảng 100) chỉ khác nhau về kết cấu và phơng thức lây lan, nên tổ virus Y khoai tây nâng lên thành họ (Potyviridae). Trong họ này có 6 chi phân theo kết cấu tổ gen và môi giới lây lan.

Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu virus ngời ta còn phát hiện một số điểm t- ơng tự, nhất là những virus có cá thể nhỏ. Cho nên cần phải dựa vào sự tái tạo virus nhỏ hoặc acid nucleic. Ngời ta gọi là vệ tinh virus (satellite), những virus dựa vào đó

dạng vòng chuỗi đơn và dạng sợi chuỗi đơn, độ dài khoảng 350 nucleotid (trớc đây gọi là tựa virus, virusoid), có hoạt tinh enzym nucleaza. Gần đây ngời ta phát hiện một loại acid nucleic vệ tinh là phân tử ADN dạng vòng chuỗi đơn. Còn có một số tổ gen là ARN dạng vòng chuỗi đơn, trong phân tử đó xếp đôi nhau tạo thành kết cấu chuối đôi, không có vỏ áo mà dựa vào enzym tổ hợp ARN của cây chủ để tự tái tạo một loại virus gây bệnh thực vật, ngời ta gọi loại này là loại giốngvirus (viroid). Trong động vật có một loại protein xâm nhiễm gọi là prion. Để tiện cho việc phan loại tất cả chúng đợc xếp vào virus phụ (subvirus) và những loại có kết cấu nucleprotein có thể tái tạo độc lập thành virus đợc gọi là virus thật (euvirus).

Hiện nay có một đơn vị phân loại dới loài gọi là strain, trong sản xuất có ý nghĩa quan trọng là chúng có thể phân lập đợc, nhng cha rõ các đặc trng của chúng, không thể xác định đợc vị trí phân loại và ngời ta gọi chúng là vật phân lập (isolate).

Một phần của tài liệu Giao trinh Con trung NLN (Trang 61 - 62)

w