Bệnh lụi hoa đào,mận, mơ

Một phần của tài liệu Giao trinh Con trung NLN (Trang 129 - 132)

4. 5.2 Động thái dịch bệnh

7.2.3.Bệnh lụi hoa đào,mận, mơ

Bệnh lụi hoa đào mận hay thối nâu đào (peach brown rot) là bệnh nghiêm trọng trên cây đào, mận, mơ phân bố rất rộng rãi. Mùa xuân khi ra hoa chúng làm cho lụi hoa và khô lá, sau khi có qủa chúng làm cho lụi qủa rụng xuống. Bệnh nặng gây ra tổn thất lên tới 50%.

7.2.3.1. Triệu chứng

Bệnh chủ yếu phát sinh trên qủa, hoa, lá, ngọn cành. Quả bị bệnh trong cả quá trình sinh trởng phát triển, nhng nhiều nhất là lúc gần chín. Trên quả có đốm tròn nâu mấy ngày sau thịt quả thối, trên đốm xuất hiện mốc xám hoặc trắng (cuống bào tử và bào tử) . Hoa bị hại trớc hết xuất hiện trên tràng hoa và đàu trụ các đốm nâu dần dàn lan ra đài hoa và cuống hoa, trong điều kiện ma ẩm hoa thối rồi xuất hiẹn mốc xám. Trong điều kiện khô hạn hoa bị héo khô không rụng.. Lá non bị bệnh bắt đầu xuất hiện đốm nâu tím ở mép lá rồi lan đến cuống lá làm cho lá khô héo (Hình 7.10).

7.2.3.2.Vật gây bệnh

Bệnh lụi hoa quả đào mận mơ do 3 loài nấm bào tử cuống chùm (Monilia

fructicola Rehm.) (M. laxa Aderh et Ruhl) và (M.fructigena Honey).thuộc ngành

phụ nấm bất toàn. Bào tử hình trứng, không màu, đơn bào mọc thành chuỗi. Giai đoạn hữu tính là một đĩa túi có cuống dài 5-30mm, màu nâu sẫm, túi hình ống, không màu, trong túi có 8 bào tử hình bầu dục không màu đơn bào xếp thành 1 hàng. Chúng thuộc chi nấm đĩa hạch Sclerotinia.

7.2.3.3. Quy luật phát bệnh

Thể sợi nấm hoặc hạch nấm qua đông trên cành bệnh, năm sau hình thành hàng loạt bào tử phân sinh và sơ xâm nhiễm. Bào tử lây lan nhờ gió, ma, côn trùng. Xâm nhập qua đầu trụ, tuyến mật, bì khổng, vết thơng do côn trùng.

Bệnh phát triển trong các điều kienẹ nhiệt độ 22-24OC, chỉ sau 24 giờ là phát bệnh, sau 3 ngày là qủa thối rụng. Những vùng quản lý kém, trồng dày ít thấu quang, sâu hại nhiều nh sâu đục qủa, bọ xít, dễ bị bệnh. Địa thế thấp, tích nớc, cây mọc yếu cũng dễ bị bệnh. Một số loài cây vỏ dày có tính kháng bệnh hơn loài cây vỏ mỏng.

7.2.3.4. Biện pháp phòng trừ

(1) Quét đốt nguồn nấm qua đông, cuối thu cần tỉa cành bệnh, cành khô, quả cứng, qủa rụng.

(2) Tăng cờng chăm sóc quản lý, chú ý thông thoáng, thoát nớc, bón phân P,K, kịp thời phòng trừ sâu hại nh vòi voi, sâu đục thân, bọ xít để giảm vết thơng nơi có điều kiện có thể bọc qủa giảm bớt lây lan và bảo vệ qủa.

(3) Chọn cây kháng bệnh

(4) Phòng trừ bằng hoá học. Trớc khi cây nẩy chồi phun hợp chất lu huỳnh vôi 5o Be. Hoặc bột lu huỳnh hoà với 30 phần nớc, trớc và sau khi ra hoa phun benlate 0,01% hoặc polyoxin 0,01% nếu bệnh nặng có thể phun 3 lần cách nhau 15 ngày. (5)Tăng cờng quản lý khi cất trữ và vận chuyển. Có thể xử lý quả trong điều kiện nhiệt độ thấp 4oC. Nhiều nớc dùng nớc clo carbonat amon thêm vào thiophanat methyl tan trong sáp rồi quét lên qủa có thể phòng thối qủa. Năm 1986 ở Mỹ dùng vi khuẩn Bacillus subtilis quét cùng với sáp kết hợp với xử lý nitrat amon và cất trữ lạnh có thể phòng đợc bệnh thối qủa khi vận chuyển.

7.2.4. Bệnh thảm nhung nhãn vải

Bệnh thảm nhung nhãn vải (Lychee gall mite) rất phổ biến ở các vờn vải nớc ta. Tỷ lệ bị bệnh thờng trên 50%. Chúng gây ảnh hởng lớn đến sinh trởng của cây và sản lợng vải, nhãn.Bẹnh do nhệ u gây ra trên nhiều loài cây lá rộng ngoài nhãn vải còn có cam quýt, long não, nho, lê, dẻ...

7.2.4.1. Triệu chứng

Bệnh chủ yếu gây hại ở lá, lúc đầu mặt sau lá xuất hiện các đốm trắng xanh, về sau màu trắng xám rồi biến thành màu nâu, lá xoăn lại. Lông nhung xếp dày trên mặt. Lông nhung là kết qủa kích thích của nhện u.

Bệnh thảm nhung là một triệu chứng điển hình. Còn một loại triệu chứng khác là thành u bớu trên lá và một loại xoăn lá (Hình 7.11).

7.2.4.2. Vật gây bệnh

Bệnh thảm nhung do loài nhện u Eriophies sp. thuộc họ rận vách gỉ, lớp nhện. Nhện non dài 50-80àm. Nhện trởng thành không màu, thân dài 90-160àm, rộng 45- 70àm.có vân vòng, không có hệ thống khí quản rõ rệt, chỉ có 2 đôi chân, chìa ra phía trớc sau đôi chân sau có ống sinh sản nằm ngang. Lông trên chân tha, có lông lng và lông bụng. Trứng hình cầu, nhẵn, sáng bóng gần trong suốt, nhện non nhỏ hơn nhện trởng thành, vân vòng không rõ rệt.

7.2.4.3. Quy luật phát bệnh

Nhện u mỗi năm có thể có 10-20 lứa,chu kỳ sinh sản rất ngắn, lợng sinh sản lớn. Các lứa gối nhau bao gốm các giai đoạn trứng, nhện non,nhện con, nhện trởng thành. Thông thờng qua đông bằng nhện trởng thành trên lá, vẩy chồi, bì khổng của cành... Nhiệt độ thích hợp là 18-26oC. nhện trởng thành gây hại lá; Mùa xuân năm sau khi nẩy chồi hoặc có lá non, chúng bò lên lá hút dịch và không ngừng sinh sản gây hại nhng không xâm nhập vào mô lá.Khi hút chất dinh dỡng chúng tiết ra chất kích thích hình thành các loại triệu chứung nh thảm nhung, u bớu hoặc xoăn lá. Nhện u lây lan nhờ gió và bó chủ động. Số lứa và mức độ bị hại liên quan trực tiếp đến bệnh mốc sơng vải

Một phần của tài liệu Giao trinh Con trung NLN (Trang 129 - 132)