Tiến trình lên lớp 1 Ổn định tổ chức (1')

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN VĂN 7 (TIẾT 1 ĐẾN 32) (Trang 26 - 30)

1. Ổn định tổ chức. (1')

7 7

2. Bài cũ: ( 5')

? Kể tóm tắt lại truyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê”

? Theo em qua văn bản này tác giả muốn nhắn nhủ đến chúng ta điều gì.

3. Bài mới:

HĐ1: Khởi động. (2')

Ca dao, dân ca là tiếng hát từ trái tim, là tính dân gian phát triển và tồn tại để đáp ứng những nhu cầu và hình thức bộc lộ tình cảm của nhân dân và nó sẽ còn vang mãi trong tâm hồn của người Việt Nam.

Và cũng rất tự nhiên tình cảm của con người bao giờ cũng bắt đầu từ tình cảm gia đình. Lời ru của mẹ từ thuở còn nằm nôi nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta và theo ta suốt cuộc đời. Chính vì vậy, những câu hát về tình cảm gia đình chiếm một khối lượng khá phong phú trong kho tàng ca dao dân tộc.

HĐ2: Tìm hiểu văn bản. (25')

Hoạt động của thầy

và trò Nội dung kiến thức

GV hướng dẫn:

Đọc diển cảm với giọng nhẹ nhàng tình cảm.

GV đọc mẫu.

Gọi 4 hs đọc, rồi nhận xét cách đọc của hs.

? Có gì giống nhau trong hình thức diển đạt của 4 bài ca trên.

? Tại sao 4 bài ca dao dân ca khác nhau có thể hợp thành một văn bản.

? Theo em trong bài 1 là lời của ai.

? Về việc gì.

? Lời ca”Cù lao chín chữ” có ý nghĩa khái quát điều gì. ? Có gì sâu sắc trong cách nói: Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

? Sử dụng nghệ thuật nào. I. Đọc - tìm hiểu chú thích. 1. Đọc. HS đọc. 2. Chú thích: Giải thích từ khó: Cù lao chín chữ Bái mẹ Cùng thân Hái thân 3. Phân tích. - Vì cả 4 bài đều có nội dung tình cảm gia đình.

- Thể thơ lục bát

- Giọng điệu tâm tình - Hình ảnh quen thuộc, gần gũi.

Bài 1:

Là lời mẹ ru con nói với con.

Nói về công lao cha mẹ nuôi con.

=> Công lao cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề.

=> Đặt công cha mẹ ngang tầm với vẻ cao rộng và vĩnh cửu của thiên nhiên để khẳng định công lao to lớn của cha mẹ

* Bài 2 diễn tả tâm trạng của người con dâu.

HS đọc lại bài ca 2

? Tâm trạng đó diễn ra trong không gian và thời gian nào. ? Không gian và thời gian ở đây có đặc điểm gì.

? Tâm trạng của con người gợi lên trong không gian và thời ấy thường là một tâm trạng như thế nào.

? Em có cảm nhận gì về lời ca:

“ Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều” ? Tìm những bài ca dao khác có cùng nội dung. HS đọc lại bài 3. ? Nét gì độc đáo trong cách diễn tả nỗi nhớ.

? Vì sao lại dùng nuộc lạt để tả nỗi nhớ.

=> Tả nhớ thương ông bà bằng nuộc lạt mái nhà vừa cụ thể, dễ hiểu lại vừa sâu sắc chân thật.

? Câu: “Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu” có sức diển tả một nỗi nhớ như thế nào.

với con cái.

=> Biểu lộ lòng biết ơn sâu nặng của con cái đối với cha mẹ.

- Cách so sánh dân giả quen thuộc, dễ nhớ, dễ hiểu. Vd: Công cha như núi Thái sơn.

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Bài 2

Thời gian: chiều chiều. Không gian: ngõ sau.

- Ngõ sau: là nơi kín đáo lẫn khuất ít ai qua lại để ý.

- Chiều chiều: là thời gian cuối ngày lặp đi lặp lại. - Buồn, cô đơn, tủi cực. “Ruột đau” là cách nói ẩn dụ chỉ nỗi nhớ thương đến xót xa.

Chín chiều: nhiều bề. Quê mẹ: Nơi mẹ ruột ở, nơi người con được sinh ra.

Vd: Chiều chiều ngó ngược ngó xuôi.

Ngó không thấy mẹ ngùi ngùi nhớ thương.

Bài 3

- Dùng hình ảnh đơn sơ. + Gợi công sức lao

động của ông bà + Tổ ấm gia đình + Tình cảm kết nối bền chặt => Nỗi nhớ thường xuyên nhiều và bền chặt. Tình cảm tôn kính của

HS đọc lại bài 4:

? Các từ người xa, bái mẹ, cùng thân có nghĩa như thế nào.

? Tình cảm anh em được cắt nghĩa trên những cơ sở nào.

? Tình cảm anh em được so sánh như thế nào.

Nét nghệ thuật nào nổi bật trong ca dao dân ca.?

các cháu.

* Nỗi nhớ thương và niềm tôn kính sâu sắc của con cháu đối với ông bà tổ tiên mình.

Bài 4

Người xa: xa lạ Bác mẹ: cha mẹ Cùng thân: ruột thịt

Không phải người xa lạ

Đều cùng cha mẹ sinh ra

Đều có quan hệ máu thịt

Yêu nhau nhau như thể tay chân chân tay liền một cơ thể.

Không thể chia cắt Anh em hoà thuận đó là một cách báo hiếu cha mẹ. Nghệ thuật: - Dùng thể thơ lục bát - Hình ảnh so sánh, ẩn dụ mộc mạc, gần gũi dễ hiểu - Coi trọng tình nghĩa - Sự ứng sử tử tế, thuỷ chung trong nếp sống và trong tâm hồn. HS đọc lại phần ghi nhớ SGK:

E. Củng cố, dặn dò: (5') ? Nội dung của 4 bài ca dao.

? Nét độc đáo về nghệ thuật được sử dụng trong 4 bài ca dao đó.

- Tìm thêm các bài, câu ca dao có chủ đề về tình cảm gia đình.

- Soạn bài: “Những câu hát về tình yêu quê hương...con người

* Rút kinh nghiệm.

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 10

NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI

A. Mục tiêu:

Cho học sinh thấy được tình cảm của con người đối với quê hương đất nước.

Thể hiện niềm tự hào của dân tộc.

Giáo dục học sinh có lòng yêu quê hương đất nước.

B. Ph¬ng ph¸p: C.ChuỈn bÞ:

1.GV: Tìm hiểu một số câu ca dao, dân ca có nội dung tương tự.

2.HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK.

D.Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức: (1')

7 7

2. Bài cũ: (5')

? Đọc một số câu ca dao nói về tình cảm gia đình.

3. Bài mới:

HĐ1: Khởi động. (2')

Quê hương đất nước Việt Nam mỗi nơi có một vẻ đẹp khác nhau có một danh lam thắng cảnh khác nhau. Con người Việt Nam chúng ta ai cũng có tình cảm đối với quê hương đất nước mình.

HĐ2: Tìm hiểu văn bản: (25’).

Hoạt động của thầy và

trò Nội dung kiếnthức

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN VĂN 7 (TIẾT 1 ĐẾN 32) (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w