Sự giáo dục

Một phần của tài liệu Khái quát về huyện Việt Yên và hương ước. sự ra đời của hương ước cải lương (Trang 70 - 74)

Giáo dục là một vấn đề đặc biệt đợc coi trọng trong mỗi xóm làng. Giáo dục không chỉ đơn thuần học kiến thức mà quan trọng hơn là lễ nghĩa “tiên học lễ, hậu học văn”. Đạo lý đầu tiên mà mỗi ngời phải khắc sâu trong tâm trí “làm ngời phải hiếu mấy cha mẹ, dễ mấy anh em, hòa mục mấy họ hàng, trọng mấy tôn trởng thì phải kính mấy đợc, đừng lấy sự giầu nghèo mà khinh bỉ” [106;16]. Qui chuẩn đạo đức này không chỉ trong gia đình mà cả “trong họ ngoài làng” “Nếu ai bất hiếu, bất hữu, bất cung, bất mục có ai tha đến Hội đồng thì Hội đồng nghị phạt, ngời phạm ấy có ngôi vị thứ truất trớc hẳn đi, cho là một ngời xấu thứ nhất trong làng không bao giờ đợc làm chức sự gì ở trong làng dầu có bao nhiêu tiền đi nữa cũng không chuộc đợc ngôi thứ” [106;16]. Hình phạt rất nghiêm khắc, không gì có thể chuộc đợc đối với kẻ không coi trọng luân lý.

Học là quyền lợi của trẻ em và trách nhiệm của gia đình. Trẻ em 8 tuổi đều phải đến trờng, riêng làng Hoàng Mai năm 1923 qui định 7 tuổi phải đi học. Do vậy, làng nào cũng phải có trách nhiệm xây dựng 1 trờng ấu học. Song, tiền xây dựng trờng đâu phải là khoản nhỏ đối với làng xã. Hầu hết các làng đều kê theo hơng ớc mẫu, khi có đủ tiền thì làm trờng cho trẻ con đến học, không làng nào kê riêng về mục này. Điều đó chứng tỏ, từ chủ trơng đến việc thực thi là một khoảng cách rất xa. Trớc khi đợc đến trờng hoặc cha có tr- ờng để học thì tại gia đình phải giáo dục “dạy trẻ con có học thức phổ thông là nghĩa vụ cha anh, không đợc từ, sau này làng có tiền công sẽ mở trờng hiếu học” [106;16].

Mỗi làng có một hình thức riêng để khuyến khích việc học. Thờng đối với những gia đình nghèo thì Hội đồng lấy tiền công ra mua bút giấy cấp cho trẻ em. Tại làng Mai Vũ rất u tiên những ngời đi học “ngời nào đến tuổi gánh vác mà vẫn học dân trừ cho phu lạt, canh phòng. Nếu đợc bằng khóa sinh nh nhất nhị trờng trình dân cứ xuân thu dân biếu mỗi tiết một lễ dù ít hay nhiều tùy dân” [119;17]. Xã Khả Lý và Hùng Lãm đều dành khoản

ruộng đất riêng để chi lơng cho thầy giáo mà chúng ta hay gọi đây là “ruộng khuyến học”.

2.2.1.10 Ngụ c và ký táng

Ai cũng mong muốn đợc gắn bó cả đời với mảnh đất mà mình đợc sinh ra. Nhng vì những lý do bắt buộc, họ phải rời bỏ nơi “chôn rau cắt rốn”, có anh em, họ hàng và làng xóm.

ở Việt Yên, ngụ c và ký táng là một hiện tợng khá phổ biến, dờng nh ở làng nào bên cạnh bộ phận dân chính c đều có một bộ phận nhỏ dân ngụ c. Các hơng ớc cải lơng đều có những qui định rõ ràng về vấn đề này vì nó ảnh hởng trực tiếp tới sinh hoạt của làng xã.

Làng chỉ cho những ngời nào có căn cớc minh bạch, có nghề nghiệp mới đợc ở. Khách lạ đến nhà ai ngủ trọ qua đêm phải khai báo với lý dịch hoặc đợc bảo lãnh, nếu không sẽ bị phạt. Những ngời không có nghề nghiệp tuyệt đối không cho ngụ c. Đây là công việc bắt buộc vì nó hạn chế tới mức tối đa sự xáo trộn dân c trong làng, để chính quyền có thể nắm đợc dân đinh thuận tiện cho việc quản lý nhân sự, thống trị và chi phối, cắt bổ su thuế.

Muốn trở thành dân chính c không phải là một điều dễ dàng. Tính chất biệt lập trong sinh hoạt làng xã làm cho việc chấp nhận 1 ngời nào đó nhập cộng đồng dân c của mình là 1 việc khó khăn. Bởi lẽ, nó ảnh hởng trực tiếp đến quyền lợi kinh tế của dân chính c. Một ngời dân ngụ c muốn trở thành chính c phải trải qua rất nhiều “thử thách”. Nếu có ngời đứng ra bảo lãnh thì việc nhập tịch này sẽ dễ dàng hơn. Ngời đứng ra quản nhận này phải có trách nhiệm nếu “về sau có xảy ra sự gì về tên thủy nhập” [150;20]. Tuy đã đợc làng chấp nhận song họ không đợc hởng quyền lợi nh dân bản xã và vẫn thực hiện nghĩa vụ với làng đó là phu dịch, Tuần tráng thậm chí nộp thêm tiền “ngời ngụ c phải nộp tiền đắp đờng và canh phòng mỗi năm 3 đồng” [111;17]. Làng Thung Đổng có lệ nhập tịch “ngời tòng mẫu quán xin nhập tịch nộp lệ

20 đồng, ngời xin phụ ngụ nộp 30 đồng, ngời xin nhập tịch cam đoan tờng với Lý trởng vào tên sổ đinh và nộp thuế” [109;9].

Những ngời dân ngụ c luôn bị đối xử phân biệt. Lệ làng Sen Hồ ghi rất rõ “ai ngụ c đến 18 tuổi vọng 1 đồng, đến 40 tuổi vọng 2 đồng, đến 53 tuổi vọng 2 đồng. Vọng t văn phải nộp 20 đồng đến 70 tuổi, 80 tuổi không phải vọng nữa” [123;15], hay ở làng Thổ Hà “những ngời ký ngụ và những ngời con nuôi mà muốn vào làng phải nộp số tiền 3 đồng đến khi thăng lão thời chỉ đợc ngồi bàn 3 đến đời 2 mới đợc thăng lão bàn nhì, ba đời mới đợc cũng nh ngời làng” [146;13].

Đối với ngời trong làng không có con mà xin nhận trẻ con bên ngoài thì “phải tờng Hơng hội lý dịch xét có nên cho vào thì mới đợc vào, khi làng cho vào làng phải nộp quỹ 6 đồng và 2 cỗ xôi gà, 1 buồng cau, 1 chai rợu làm lễ yết thần, làm lễ xong ai có mặt thời hởng, ai vắng mặt thời thôi” [150;20].

Đối với những ngời trong làng vì một lý do nào đó mà phải rời làng ra đi sau quay lại xin nhập tịch các làng đều đồng ý. Trong trờng hợp muốn có ngôi thứ trớc khi ra đi, hoặc cao hơn thì phải nộp vào công quỹ những khoản tiền còn thiếu trong thời gian đi vắng “ai đã bỏ làng sau lại quay về phục vị phải nộp số tiền là 2 đồng đến khi thăng lão phải nộp tiền lệ gấp đôi” [145;13]. Xã Thung Đổng qui định “ai đi biệt vắng sau lại về chuộc ngôi hơng ẩm nộp lệ 10 đồng xin nhập tịch cam đoan tờng với Lý trởng vào tên sổ đinh nộp thuế và tạp dịch” [109;9].

Ngời nào ở ngoài làng muốn ký táng phải trình Hội đồng và nộp tiền hoặc lễ vật cho làng dù đất công hay t. Tùy từng làng mà có số tiền nộp khác nhau nhiều nhất là xã Nguyệt Đức nộp 5 đồng 7 hào, xã Phúc Tằng và Thợng Lát nộp 5 đồng còn ít nhất là làng Quang Biểu chỉ nộp 3 quả cau.

Các hơng ớc đều khai theo mẫu nên việc ký táng rất chung chung. Song có làng khai rất cụ thể “nếu ai hung táng thì nộp 3 đồng, cát táng

phải nộp 5 đồng” [143;12], đặc biệt xã Đạo Ngạn còn lấy tiền ký táng ra làm công ích: “nộp tiền kiểm cố cho làng là 3 đồng, giao Chánh hội, Lý trởng trích ra 5 hào cho tuần làm việc công ích” [130;18].

2.2.2 Tục lệ

Một phần của tài liệu Khái quát về huyện Việt Yên và hương ước. sự ra đời của hương ước cải lương (Trang 70 - 74)