0
Tải bản đầy đủ (.doc) (172 trang)

Phần chính trị 1 Việc chính trị

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN VIỆT YÊN VÀ HƯƠNG ƯỚC. SỰ RA ĐỜI CỦA HƯƠNG ƯỚC CẢI LƯƠNG (Trang 54 -59 )

2.2.1.1 Việc chính trị

T tởng cuộc cải lơng hơng chính được thể hiện rõ nhất trong phần Chính trị và sổ chi thu với động từ “phải chiểu”. Trong 65 bản có tới 64 bản ghi “việc chính trị của làng… thì phải chiểu theo Nghị định quan Thống sứ ngày…. Về việc chỉnh đốn Hơng hội và phải tuân theo truyền định bản Nghị định đấy mà thi hành”. Tính áp đặt thể hiện rất rõ. Nếu hơng ớc cải lơng ra đời trong đợt 1 sẽ phải chiểu theo Nghị định ngày 12/8/1921 của quan Thống sứ,

còn trong đợt 2 thì phải chiểu theo Nghị định 25/2/1927, lần 3 tơng tự lần 2. Có điều đặc biệt trong hơng ớc xã Tiêu Nhiêu năm 1942 lại ghi “Việc chánh trị trong làng Tiêu Nhiêu thì phải chiểu theo Nghị định quan Thống sứ 12/8/1921…” [99;1].

Hầu hết các hơng ớc đều kê khai rất chung chung về phần Chính trị là phải chiểu theo Nghị định quan Thống sứ, chỉ riêng hơng ớc làng Hoàng Mai năm 1923 cho chúng ta thông tin rất đầy đủ về tổ chức bộ máy của làng. HĐTB là “các họ họp lại mà thành một làng, bởi thế việc làng do các họ cử ngời thay mặt mà trông coi” [106;2]. Tổ chức của HĐTB là “trong ban tộc biểu bầu ra, một ngời làm Chánh hơng hội, một ngời làm Phó hơng hội, một ngời làm Th ký, một ngời là Thủ quỹ” [106;2]. Những ngời đợc vào Hội đồng này chỉ những ngời đàn ông tuổi từ 25 trở lên có tài sản ở trong làng, xa nay cha bao giờ phạm vào một tội nào làm mất quyền công dân kê trong điều 29 hình luật An Nam với nhiệm kỳ 3 năm (từ năm 1927 là 6 năm). Trong thời gian tham gia Hội đồng, những ngời này đợc u đãi nh miễn trừ tạp dịch, tu bổ đờng sá. Ngợc lại nếu làm không tốt mà “ngời nào đơng tại chức mà bị cách thì làng truất vị thứ không đợc dự đình trung và t văn 6 tháng” [128;22].

Mỗi tháng cứ ngày mồng một, ngày rằm mở Hội đồng một lần để bàn việc làng. Ngoài ra, trong những trờng hợp khẩn cấp Hội đồng có thể triệu tập thêm những phiên họp bất thờng. Những quyết định của cuộc họp chỉ có giá trị khi có quá nửa số thành viên tham gia. Tộc biểu nào vắng mặt phải có lý do rõ ràng, phải “làm giấy báo cáo” [128;24]. Nếu tự ý vắng mặt không có duyên cớ đích thực, Hội đồng sẽ bỏ ngôi tộc biểu của ngời ấy, cử ngời khác thay.

Hội đồng hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận. Một vấn đề đợc đa ra bàn luận chỉ có giá trị thực thi trong trờng hợp có quá nửa số tộc biểu tán thành. Trong trờng hợp số phiếu tán thành và không tán thành cách

nhau không là mấy thì bên nào có phiếu của Chánh hơng hội sẽ thắng. Kết quả của mỗi cuộc họp đợc tổng kết bằng biên bản của Th ký và có chữ ký của các thành viên tham gia. Biên bản này đợc nộp và lu chuyển.

Trong lúc họp, ngời dân đợc đến dự nhng phải trật tự, nếu “ai say thì cấm không đợc dự Hội đồng” [106;3]. Ngời dân có ý kiến thì “ai theo lễ phép mà hỏi điều gì thì Hội đồng lễ phép đáp lại minh bạch cho ngời ta biết” [106;3]. Khi có những việc liên quan đến lợi ích chung của làng, Lý tr- ởng không được tự mình quyết định mà phải chờ ý kiến của Hội đồng sau khi hội kiến.

HĐTB có kỷ luật rất nghiêm. Nếu tộc biểu nào làm việc gì làm trái với hơng ớc, hoặc trong một họ sẽ bị Hội đồng kỳ lão họp và bị phạt tiền. Nếu làm tổn hại đến quyền lợi chung của nhân dân thì Hội đồng chức sắc sẽ trình quan xử, cách chức ngời ấy.

Công việc của Hơng hội khá bao quát các mặt của đời sống xã hội: coi tất cả các việc trong làng xã từ việc lập khoán ớc, lập sổ thu chi, bổ su thuế… Công việc của HĐKM đã chuyển giao sang cho HĐTB. Ngời tộc biểu sau khi hết hạn 3 năm (từ năm 1927 là 6 năm) đợc tái cử lại, ai trúng cử sẽ làm thêm một hạn nữa. Tộc biểu nào làm tốt công việc lúc mãn nhiệm sẽ đợc làng thởng cho ngôi kỳ mục.

Các tộc biểu tự bầu ra trong Hội đồng ngời làm Th ký (yêu cầu phải thông hiểu th toán để biên sổ sách), ngời Thủ quỹ (phải có vật lực) để giữ tiền công qũi. Nếu trong Hội đồng không có ai nhận thì chọn ngời trong làng, khi Hội đồng họp Th ký, Thủ quỹ đợc tham gia nhng không đợc bàn, trừ khi nào hỏi đến. Ngoài ra, Hội đồng cũng có quyền bầu ra những ngời có khả năng nắm giữ công việc hàng xã nh Lý trởng, Phó lý, Trơng tuần…

Bên cạnh HĐTB, Hội đồng lý dịch đặc biệt vai trò của Lý tr- ởng đợc đề cao. Đây là “ngời môi giới giữa làng xã với chính quyền cấp trên”. Trách nhiệm của Lý trởng “ngời thừa hành việc quan”, “hành chính” trong dân

nên đợc dự chân Hội đồng còn Phó lý ngời giúp việc Lý trởng” [108;6]. Ai đ- ợc nhận chức Lý trởng đều phải “trình làng” là khao vọng. Mức vọng và khao của Lý trởng thờng cao nhất trong bộ máy làng xã tùy qui định của từng làng thờng từ 3 đồng đến 20 đồng. Xã Tiêu Nhiêu ai làm Lý trởng vọng 20 đồng, xã Thiết Sơn và Nghĩa Thợng vọng 15 đồng, còn ở xã Nh Thiết phải khao dân một bữa rợu, trong khi đó ở Hùng Lãm, Nghĩa Vũ chỉ phải vọng 3 đồng. Nếu có việc lợi ích của cả làng, Lý trởng và ngời tộc biểu không đợc tự ý quyết định mà phải theo ý chung của HĐTB. Lý trởng và tộc biểu đi làm việc gì của làng mà đi quá 5km đều đợc tiền lộ phí thờng từ 3 đến 5 hào mỗi ngày. Lý tr- ởng là ngời có mức lơng cao nhất trong làng, chủ yếu trả bằng tiền một số ít làng trả bằng thóc.

Hơng ớc cải lơng đợt 2 và đợt 3 có hình thức, bố cục, các điều kê giống nhau. Đặc điểm nổi bật của phần Chính trị các làng khai rất chung “Việc chính trị trong làng… phải chiểu theo Nghị định ngày 25 tháng 2 năm 1927”. Theo đó, HĐKM đợc tái lập lại sau khi chính quyền bảo hộ nhận ra rằng các kỳ mục đặt mình ra ngoài cuộc cải lơng và ngấm ngầm chống lại HĐTB, còn HĐTB ngày càng bộc lộ là một bộ máy tham nhũng, thiếu kinh nghiệm quản lý. Thành phần của HĐTB đợc mở rộng không chỉ những ngời có tài sản mà còn phải biết chữ. Nhiệm kỳ của Hội đồng này kéo dài từ 3 năm lên 6 năm.

Sự trở lại của HĐKM cũng đợc thực dân Pháp qui định rất rõ. Thành viên là những ngời nào tuổi từ 30 trở lên phải đáp ứng những nhu cầu chủ yếu là yêu cầu về học vị và chức bậc nh: những ngời đã đỗ trong các kỳ thi của nhà nớc phong kiến, những ngời có bằng cấp của nền giáo dục Pháp Việt; những ngời có phẩm hàm là cựu Chánh tổng, Phó tổng, cựu Chánh hơng hội… Chỉ những xã có từ 4 kỳ mục trở lên mới đợc phép lập HĐKM. Những thành viên có đủ một trong những điều kiện trên đều đợc tham gia vào Hội đồng này. Nhiệm kỳ của những ngời kỳ mục là vô hạn, ngoại trừ trờng hợp họ có sai

phạm và bị khai trừ. Chức năng của Hội đồng này thực chất là làm nhiệm vụ của một tổ chức t vấn, giám sát đối với hoạt động của HĐTB và thông qua các quyết định của HĐTB. Đứng đầu vẫn là Tiên chỉ, tiếp đến là Thứ chỉ. Hầu nh không làng nào ghi mức lơng giành cho 2 vị trên, duy nhất chỉ có làng Hữu Nghị chi Tiên chỉ, Thứ chỉ đồng niên là 2 đồng.

Để bộ máy quản lý hoạt động có hiệu quả, các làng xã đều có những chính sách u đãi đặc biệt với quan viên trong làng “ai làm Lý, Phó trởng, Chánh, Phó hội; Th ký; Thủ quỹ, Xã đoàn, Chởng bạ đã đợc 3 năm thanh khoản thì dân trừ cho đi phu đài, tạp dịch” [134;16].

Trong sinh hoạt chính trị, một số làng vẫn còn bảo lu tục “miêng thệ” nh ở Khả Lý, Ninh Khánh, Thần Chúc, Phúc Lâm. Có một điều rất tiếc cho những ngời nghiên cứu khi hơng ớc các làng này kê khai rất sơ lợc chỉ ghi ngày có làm lễ “miêng thệ” còn cách tổ chức, lời thề thế nào thì không có. Duy chỉ có làng Phúc Lâm ghi rất sơ qua về lời thề “Ngày mồng 5 tháng Giêng phải lập miêng thệ, trừ những ngời gian phi và lạm nhũng và nói dối thì xin đức thợng đẳng và các quan hộ bạ vật ngời đó chết” [126;18]. Còn xã Thần Chúc kê một cách rất ngắn gọn về việc tổ chức lễ này “trong tháng Giêng, ngày nào là ngày thụ tử (không rõ) dân có lệ miêng thệ, tất cả nếu ai không ra thì dân phạt là 1 hào” [145;18]. Đây là tục lệ cổ xa đóng vai trò quan trọng để củng cố tính cộng đồng làng xã. Nó thể hiện một phần nào đời sống tinh thần, tín ngỡng ở chốn thôn quê, làm cho mọi ngời sống có trách nhiệm hơn, bảo vệ thuần phong mỹ tục, ngăn ngừa cái xấu.

Với những thông tin ít ỏi trong hơng ớc khiến chúng ta phải tìm hiểu thêm thông qua các Nghị định, Thông t về cải lơng. Thực tế giống nh một số làng xã khác đến năm 1921 Việt Yên chính thức bớc vào cuộc cải lơng. Lần 1, HĐTB đợc ra đời, HĐKM bị xóa bỏ, Hội đồng lý dịch trong làng xã đ- ợc tăng thêm quyền lực. Đến năm 1927, HĐTB càng tỏ ra hoạt động kém hiệu quả, nên chính quyền quyết định lập lại HĐKM bên cạnh HĐTB. Năm 1941,

hai Hội đồng này đều bị bãi bỏ thay vào đó là HĐKH. Thực chất của HĐKH này là sự củng cố lại HĐKM nhng thay tên đổi họ cho nó. Sự luẩn quẩn của thực dân Pháp cho thấy sự bế tắc trên con đờng chinh phục làng xã Việt Yên nói riêng và chốn hơng thôn nói chung.

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN VIỆT YÊN VÀ HƯƠNG ƯỚC. SỰ RA ĐỜI CỦA HƯƠNG ƯỚC CẢI LƯƠNG (Trang 54 -59 )

×